Lưu ý: Hỗ trợ giảm học phí cho học viên cũ khoá SEO lên đến 50%. Liên hệ đội ngũ hỗ trợ ngay!

seo audit là gì

[2022] SEO audit là gì? 5 điều phải biết khi audit SEO

Để đảm bảo sản phẩm cuối cùng hoàn thiện một cách hoàn hảo, chỉnh chu, chúng ta luôn trải qua giai đoạn kiểm tra, đối soát toàn bộ quy trình so với kế hoạch hoặc các tiêu chí cụ thế nào đó. Tương tự với dân làm SEO, để xây dựng website chuẩn SEO hay để sở hữu bài viết chuẩn SEO, người thực hiện SEO cần kiểm tra thành phẩm trước khi đăng bài hoặc kiểm tra sức khỏe SEO sau một khoảng thời gian đăng bài.

Đó là một phần của SEO audit. Vậy SEO audit là gì? Tại sao SEO audit là một phần không được bỏ qua trong giai đoạn cuối của người làm SEO? Có những công cụ “đắc lực” nào giúp quá trình SEO audit nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật cho bạn nhé.

SEO audit là gì? SEO audit cái gì? 

SEO audit là quá trình kiểm tra và nhận diện các vấn đề, lỗi sai trong website, nói một cách ngắn gọn thì SEO audit là “khám tổng quát” sức khỏe website để xem liệu rằng nó có “trục trặc” gì không để kịp thời “chữa trị”, sửa lỗi sai.

Dân SEO thực hiện SEO audit phải làm các công việc như sau:

  • Đảm bảo web được Google thu thập dữ liệu, index và kết xuất hoàn toàn chính xác
  • Kiểm tra các vấn đề SEO on page
  • Đối soát các yếu tố trong SEO off page với các web có đi backlink cho web bạn và ngược lại
  • Check giao diện người dùng (giao diện PC và điện thoại)
  • Tối ưu từ khóa cho content
  • Kiểm tra lỗi thin content
  • Cài đặt và bảo trì phần mềm báo cáo hiệu năng web

seo audit là gì

Từ phần trên, chúng ta sẽ có những phần cần SEO audit bên dưới đây:

  • Technical SEO
  • Cấu trúc web
  • On-page SEO
  • Off-page SEO
  • Trải nghiệm người dùng UI/UX
  • Hệ thống content
  • Tính cạnh tranh trong thị trường

Tại sao cần SEO audit? Làm SEO audit khi nào? 

Trong việc xây dựng SEO cho website, nó có rất nhiều yếu tố cấu thành nên vì thế SEO audit giúp bạn bảo đảm sức khỏe web và đo lượng tính cạnh tranh so với đổi thủ.

Thật ra mà nói thì các nền tảng kỹ thuật không là tất cả cho thành công SEO, mà bạn nên đảm bảo sự cạnh tranh của các hoạt động liên quan đến SEO trên web từ việc cập nhật thay đổi trên thanh công cụ tìm kiếm cho đến duy trì điểm số SEO on top.

seo audit là gì

Sau đây là 3 thời điểm mà bạn cần làm SEO audit:

  • Khởi đầu dự án mới 

Trước khi tiến hành công nào thì bạn cũng cần lên kế hoạch thực thi và chiến lược hành động thực tế, từ đó bạn mới rõ ràng và cụ thể hóa những việc cần làm, tương tự với làm SEO, hãy audit SEO đầu tiên.

  • Giai đoạn đầu mỗi quý 

Kiểm tra sức khỏe web mỗi quý cũng như việc bạn đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/ lần, điều này giúp bạn nắm được hiệu suất của quý trước và đưa ra điều chỉnh nếu cần cũng như nâng cấp khi cần thiết.

  • Nhận thấy web có dấu hiệu bất thường 

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, SEO audit sẽ phần nào phát hiện ra những hiện tượng đáng ngờ cho web.

Lưu ý khi thực hiện SEO audit 

Đầu tiên, việc audit cần có sự rõ ràng, nó nên bao gồm các yếu tố trong cấu trúc và nội dụng mà ảnh hưởng đến sức mạnh của SEO. SEO audit phải vẽ ra bức tranh về những điều đang diễn ra xung quanh và bên trong web của bạn.

Nếu bỏ qua một yếu tố nào đó thì nó sẽ dẫn đến những kết quả không đáng có và lúc đó bạn lại phải mất thêm thời gian hay thậm chí là chi phí để sửa lỗi hoặc làm lại từ đầu.

Một ý nữa là, khi thực SEO audit và phát hiện ra điểm bất thường, cần lập ra kế hoạch hành động ngay lập tức, ưu tiên thứ tự từ quan trọng đến chưa cần thiết để bắt đầu, không nên quá vội vã và phải tập trung vào cốt lõi vấn đề gây nên.

9 bước làm SEO audit 

Một quá trình SEO thành công và hiệu quả đòi hỏi hàng trăm yếu tố xếp hạng khác nhau, vậy nên SEO audit không phải là một đầu việc có thể hoàn thiện một cách nhanh chóng và bạn cần thực hiện nghiêm túc, hoàn chỉnh.

Bước 1: Xác định mục tiêu chiến lược

Lên kế hoạch và xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho chiến dịch SEO, định lường các chỉ số sẽ dùng để thực hiện SEO cho web, và mục tiêu của SEO phải liên quan đến mục tiêu và KPI cho doanh nghiệp.

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích từ khóa

Bước tiếp theo là nắm rõ tệp độc giả, nghiên cứu search intent và đưa ra danh sách từ khóa phù hợp từ đó có thể khai thác và dễ dàng on top các trang của đối thủ.

Đọc thêm về từ khóa SEO. 

Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Tiếp theo, nhận diện ai là đối thủ cạnh tranh trong ngành và đánh giá hiệu quả web của họ ra làm sao, bên cạnh đó có điểm gì bạn có thể khai thác từ điểm yếu cũng như USP của mình có thể đánh bật thế mạnh của họ như thế nào. Hãy hỏi: web của bạn sẽ khiến khách hàng tạo ấn tượng đầu tiên như thế nào để khách “WOW”?

Bước 4: Phân tích kỹ thuật

Đến bước này, bạn cần nhận diện và xác định rõ những yếu tố kỹ thuật nào đang có tác động xấu đến trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng đến kiểm duyệt của thanh công cụ tìm kiếm như thế nào.

Tìm hiểu về backlink.

Bước 5: Phân tích cấp độ trang

Tiếp đến, các trang trong hệ thống web phải được tối ưu từ khóa cụ thể cho từng topic, pillar đã được lên kế hoạch, tránh việc bị phạt thuật toán Goolge cũng như lỗi phổ biến trong SEO, chẳng hạn là thin content.

Bước 6: Xây dựng hệ thống content

Với giai đoạn này, bạn phải đánh giá lại chiến lược nội dung liệu rằng nó có hoạt động hiệu quả như dự tính hay không, và bạn cần làm những công việc gì để cải thiện hoặc xóa bỏ đi các mảnh nội dung không cần thiết.

seo audit là gì

Bước 7: Kiểm tra các yếu tố UX

Sau cùng thì cảm xúc và trải nghiệm người dùng luôn là quan trọng nhất cho việc làm SEO, yếu tố phản ánh trực quan nhất web của bạn có đang hoạt động hiệu quả hay không, khi làm SEO audit trong quy trình này bạn cần kiểm tra lại lượt tương tác với web như CPC, tỷ lệ thoát,…

Bước 8: Phân tích liên kết

Không kém phần quan trọng trong SEO audit là đối soát hệ thống đi link trên web, cũng như cấu trúc web và cấu trúc link có sự tương quan như thế nào.

Đọc thêm về cấu trúc silo. 

Tìm hiểu về hệ thống sitemap. 

Bước 9: Phân tích trích dẫn

Trích dẫn ở đây là thông tin liên lạc cho doanh nghiệp của bạn, bạn cần kiểm tra thử là thông tin NAP-W (tên, địa chỉ, điện thoại, trang web) có đồng bộ và nhất quán với danh sách hay không.

Top 5 công cụ hỗ trợ SEO audit 

Thực sự thì bạn không cần dùng quá nhiều SEO audit tool, dưới đây là 5 công cụ chính được nhiều người trong ngành ưa sử dụng.

seo audit là gì

  • Semrush Site Audit Tool
  • Google Analytics
  • Google Search Console
  • Google PageSpeed Insights
  • Google Schema Markup Testing Tool

Tổng kết 

Như mình đã nhấn mạnh xuyên suốt bài viết, SEO audit là một quá trình cần rất nhiều những quy trình nhỏ cần thực hiện và bạn phải thật sự kỹ lưỡng trong việc làm SEO audit vì nó giúp bạn phát hiện ra “tình trạng sức khỏe” web đang như thế nào? Tốt hay tệ.

Ngoài những việc mình đã đề cập ở trên, bạn còn phải làm những thứ ty tỷ khác nữa, bài viết chỉ cung cấp cho bạn góc nhìn tổng quan về SEO audit là gì và những thông tin cần thiết để bạn nghiên cứu sâu hơn về SEO audit, vì thế thông qua nội dung trong bài viết, bạn đã nắm được checklist cần phải “tick” khi thực hiện SEO audit nhé.

Đánh giá của bạn:
5/5

Trả lời