Trong những năm gần đây, SEO đã trở thành một nghề mà được rất nhiều công ty, doanh nghiệp để ý đến vì nó là bước đầu tiên trong việc phát triển những phễu Automation tự động, một kênh Marketing mới thụ động giúp doanh nghiệp đỡ tốn rất rất nhiều chi phí… NHƯNG, không phải ai cũng biết seo là gì và làm seo là làm gì?

Vì vậy, trong bài viết hôm nay, mình – Leo Minh – Sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem SEO là gì nhé. Hãy cùng đọc hết bài viết và sau đó có bất cứ câu hỏi gì về mảng SEO thì bạn cứ comment bên dưới mình sẽ trả lời nha. giờ thì BẮT ĐẦU NÀO!!!!

SEO là gì?

Seo là viết tắt của từ khóa “Search Engine Optimization“, tiếng việt có nghĩa là “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm“. Google, Bings, Yahoo search đều là công cụ tìm kiếm, và SEO là một tổ hợp các nhóm công việc mà chúng ta sẽ làm để tối ưu hóa website và bài viết trên website của chúng ta, giúp các nội dung trên Website có thể nằm trên TOP của Google khi người dùng search một từ khóa nào đó.

Ví dụ căn bản về seo là gì:

  • Bước 1: Khách hàng search từ khóa “leo minh”
  • Bước 2: mình tối ưu website leominh.com để website chuẩn seo
  • Bước 3: Khách hàng thấy leominh.com trên top và click vào website

——> Tổng kết 3 bước này là một quy trình căn bản của SEO. Nhiệm vụ của chúng ta là phải biết được khách hàng có nhu cầu gì, hay search những từ khóa gì và từ đó chúng ta làm SEO cho Website để lên top những từ khóa đó.

SEO giúp doanh nghiệp kiếm tiền ra sao

Người làm kinh doanh thì người ta chỉ cần hiểu căn bản khi người ta bỏ ra 1 đồng thì người ta phải thu lại được từ 2-3 đồng, bất kì mảng marketing nào cũng vậy. Đối chiếu câu trên với việc SEO thì chúng ta phải hiểu rõ được giá trị của việc làm SEO, mà để hiểu rõ được giá trị của việc làm SEO thì chúng ta phải quy ra tiền. Vậy, SEO quy ra tiền là bao nhiêu?
Một phép tính đơn giản:

  • Từ khóa “Iphone 13 giá bao nhiêu” có ~ 100.000 người ở Việt Nam search mỗi tháng.
  • Để chạy quảng cáo GOOGLE ADS cho từ khóa trên, chúng ta phải bỏ ra ít nhất: 50.000-100.000/click
  • Có nghĩa là: chỉ cần 1 người search từ khóa đó, và click vào quảng cáo thì chúng ta mất 100k

—–> Thay vì phải chạy quảng cáo thì chúng ta sẽ làm SEO từ khóa và bài viết của chúng ta lên top, chúng ta không mất đồng nào (chỉ mất tiền SEO) và “mỗi tháng đều được miễn phí hàng chục ngàn click” —-> giảm thiểu hàng trăm triệu đồng tới hàng tỷ đồng tiền quảng cáo mỗi tháng.

Vì vậy, hiện nay chúng ta thấy Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh và nhiều trang web lớn đang bao phủ tất cả từ khóa trên thị trường, search đâu cũng ra họ hết. Thời đại này là thời đại của Online, nếu ai không làm online thì người đó sẽ tụt hậu với những đơn vị đối thủ ngay lập tức, mà Website – SEO lại là một trong những nền tảng quan trọng nhất của thời đại online này.

Lưu ý: Đây chỉ mới là so sánh với Quảng cáo Google, ngoài ra còn rất nhiều hình thức kiếm tiền khác từ SEO, khi nào viết xong bài mình sẽ update tại dây.

SEO hoạt động như thế nào

Để có thể hiểu về cấu trúc hoạt động của SEO thì đầu tiên bạn phải hiểu về Google Bot. Bản chất, khi bạn thành lập 1 website và bắt đầu phát triển nội dung trên Website thì con Bot (một loại bọ tự động chuyên dùng để đi thu thập dữ liệu) của Google sẽ bắt đầu đi vào website của bạn. Con bot này sẽ đọc từ đầu đến cuối Website, từ trang chủ, trang landing page, trang sản phẩm và bài viết, từ đó nó sẽ phân tích rất nhiều yếu tố của Website để cho những nội dung của bạn có thứ hạng trên Google.

Con bot này của Google nó đọc mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và nó sẽ so sánh rất nhiều website khác nhau cùng viết về 1 chủ đề. Nó sẽ đánh giá thông qua các tiêu chí tối ưu (tiêu chí SEO) mà Google đưa ra để sắp sếp thứ hạng, đưa website nào lên top, dìm website nào rớt top.

VÌ VẬY, việc của chúng ta là phải nghiên cứu các yếu tố “chuẩn SEO” của con bot Google để tối ưu cho Website của mình. Cái này Google không công bố là tiêu chí gì, đa số là do kinh nghiệm của người làm SEO, lâu lâu Google lại đưa ra những thuật toán, những yếu tố mới và người làm SEO cứ thế test test và test.

Một quy trình SEO căn bản:

  • Bước chuẩn bị: Có 1 website “chuẩn seo”
  • Bước 1: Xác định từ khóa cần làm SEO (xác định Keyword)
  • Bước 2: Viết bài viết về keyword đó trên website
  • Bước 3: Bài viết được index trên Google (chưa lên top)
  • Bước 4: Thực hiện các hoạt động SEO như xây bộ pillar, đi backlink, kéo traffic v.v…. (này nhiều lắm
  • Bước 5: Bài viết bắt đầu nhảy cóc thứ hạng dần dần theo thời gian. Cuối cùng sẽ đạt vị trí top mà chúng ta muốn

Đây chỉ là các bước chúng ta nhìn thấy căn bản trong quá trình SEO, hãy xem các chương cuối của bài viết này để hiểu rõ các nhiệm cụ cụ thể trong quá trình làm SEO.

Học SEO dễ hay khó

Nói khó thì cũng không khó, kiến thức SEO hiện tại đã có đầy rẫy trên mạng và chúng ta có thể research bất cứ chủ đề nào về SEO để tự học. NHƯNG, Seo nó khó ở chỗ nó là một ngành mang tính kỹ thuật cao, nó giống như IT, sửa chữa máy móc v.v… rất khô khan và cũng cực kì khó dung nạp kiến thức, mặt tốt là hiện tại đã có rất nhiều khóa học SEO chuẩn chỉnh từ A-Z cho người mới, điển hình như khóa học của mình chẳng hạn :v. Nói chứ SEO nó khó vì các yếu tố sau:

  • SEO là một tổ hợp nhiều ngành cộng lại: ví dụ như Facebook ads là 1 nghề, Google ads là 1 nghề… thì SEO bao gồm rất nhiều nghề con như “viết content website” “nghề seo” “nghề thiết kế landing page”, một chút nghề “thiết kế website” v.v…
  • SEO là một công việc rất khó đo đạt kết quả: thông thường, bạn chạy Facebook ads thì bạn đã có kết quả ngay trong ngày. SEO thì không như vậy, SEO say khi bạn làm thì tầm 2-3 tháng sau mới thấy kết quả. Vì vậy, SEO rất khó để tự đo đạt và thống kết cũng như phát triển năng lực, cần người dìu dắt, kềm cặp trong giai đoạn đầu thì mới đi lên được.
  • SEO cần một thời gian dài để học: biết được SEO ra kết quả đã cần 2-3 tháng thì để có case study trong ngành SEO ít nhất phải mất 1-2 năm, SEO yêu cầu độ khó cao, tay nghề vững thì mới có thể tự Control Website, vì vậy lương SEO cũng cao hơn các nghề còn lại trong Digital Marketing

Nhưng đừng lo lắng, đã có mã code giảm giá 10% khi học SEO tại Leominh.com :v. Áp mã SX65G tại link đăng ký bên dưới, chỉ với 1tr8 học all về SEO:

https://leominh.com/seo-foundation-2022/

Nghề SEO là nghề mà không lo chết đói, hãy cùng xem tiếp chương sau:

Ưu điểm và Tương lai của nghề SEO

Nói về ưu điểm lớn nhất về SEO thì SEO nó có thể giúp bạn tạo ra 1 vòng tuần hoàn Automation kiếm tiền thụ động, marketing thụ động. Hãy cùng tìm hiểu các ưu điểm trong SEO

Xem thêm  Làm SEO kiếm được bao nhiêu tiền? Những kênh kiếm tiền từ SEO

SEO là Marketing kép

Đây có thể coi là ưu điểm lớn nhất trong SEO. Khi bạn làm SEO thì nó sẽ chia ra làm 2 loại sức mạnh, sức mạnh tổng site và sức mạnh của từng nội dung trên website. Mỗi khi một nội dung lên top, nội dung đó sẽ mang về 1 lượng sức mạnh rất lớn cho sức mạnh tổng site và từ đó các nội dung khác cũng TỰ ĐỘNG ĐƯỢC LÊN TOP (hưởng ké sức mạnh). Hay nói cách khác, chỉ cần bạn SEO được một nhóm nhỏ nội dung trên Website thì nó là tiền để để hàng chục, hàng trăm từ khóa khác được ăn theo và lên top, mang lại một nguồn traffic khổng lồ.

Phát triển SEO thành Automation Marketing

Bạn có thể tưởng tượng, một khi Website của bạn đã có một lượng khách hàng cố định mỗi tháng, ví dụ như 100.000 lượt truy cập 1 tháng đi. Khi đó chúng ta tiếp tục phát triển tiếp “phễu marketing” như email marketing hoặc chốt đơn ngay trực tiếp thông qua các banner, popup, form đăng ký v.v…

Mỗi tháng traffic tự đổ về, email tự động gửi thông qua các nền tảng flow marketing như Getresponse, Ladiflow v.v…. và quy trình đó cứ hoạt động liên tục miễn bạn vẫn làm tốt SEO và traffic vẫn đổ về đều đều. Một ví dụ căn bản về việc tự động:

  • Bước 1: Mình SEO cho website leominh.com và lên top nhiều từ khóa như seo là gì, content pillar là gì, seo onpage là gì v.v….
  • Bước 2: Khách hàng vào Website và thấy một Form điền để nhận các nội dung hay về SEO
  • Bước 3: Sau khi đăng ký form xong thì 7 ngày liên tục khách hàng sẽ nhận được 7 email rất giá trị về SEO
  • Bước 4: Tới ngày số 7 thì sẽ là email chốt đơn khách hàng tự động bằng voucher giảm giá
  • Bước 5: Khi khách hàng mua hàng rồi thì lại tiếp tục quy trình email marketing cho sản phẩm mới cứ thế liên tục liên tục tới khi hết sản phẩm

Quy trình này chỉ là một quy trình căn bản trong SEO – Automation, đi sâu vào thì nó còn rất nhiều hệ thống tự động kết hợp cả chatbot, Zalo ZNS, Tiktok v.v…

SEO bổ trợ cho tất cả kênh Marketing khác

Trong quá trình Marketing tự động thì chúng ta hoàn toàn có thể dùng SEO để kéo các kênh Marketing khác và phát triển nó thành một hệ thống quảng cáo đa kênh. Ví dụ:

  • Website leominh.com đang được hưởng traffic được kéo từ Bio của kênh Tiktok @leominhmar  mỗi tháng kéo về được hơn 10.000 traffic miễn phí
  • Website leominh.com hiện đang gửi ~ 10.000 email hàng tháng cho tệp email đã đăng ký, và trong các email đều có gắn link youtube (video hướng dẫn) trong từng mail, kéo cho kênh youtube gần 10.000 view mỗi tháng
  • Kênh youtube Leo Minh hàng tháng lại kéo phễu tặng ebook về cho Website gần 3000 lượt tải
  • Kênh website lại kéo về hơn 1000 người đăng ký group kín Facebook để livestream, và Facebook cũng kéo về 1 đống traffic khi đăng link Website lên hoặc tặng miễn phí khóa học v.v…
  • ….

Cứ như vậy một vòng tuần hoàn kênh này bổ trợ kênh khác và dĩ nhiên mấu chốt nhất vẫn là website, Website có thể hứng phễu ở mọi kênh và chia lại traffic cho mọi kênh. Và từ traffic của những kênh khác đổ về lại khiến cho sức mạnh của Website càng lúc càng cao, các từ khóa lại càng lên vững mạnh.

Tương lai của nghề SEO

SEO nó đi đôi với Website, chỉ cần chúng ta còn sử dụng Web thì SEO càng lúc càng phát triển. Thị trường SEO của Việt Nam bắt đầu sôi động lên vào thời điểm 2016 nhưng tới giờ số lượng người sở hữu website của Việt Nam ước đoán chưa tới con số 300.000 người dù số lượng người sử dụng internet đã đạt con số 70tr người. Tương lai, cá nhân cũng phải xây Website chứ đừng nói tới doanh nghiệp (theo xu hướng phương tây). Vì lý do đó, SEO chắc chắn sẽ còn rất phát triển từ giờ tới năm 2030.

Và, nghề SEO cũng dần được coi trọng khi Website càng lúc càng lên ngôi. Không chỉ vậy, nghề SEO còn vô vàng hướng phát triển và có thể tự mình kiếm tiền trên mạng thông qua các công việc như:

  • Affiliate Marketing
  • Google Adsense
  • Bán các dịch vụ và sản phẩm số
  • Bán Traffic
  • Bán Guest post, Banner
  • ….

Nói chung, SEO sẽ là một nghề hứa hẹn giúp bạn trở thành một Freelancer thực thụ, tự mình kiếm tiền ở mọi lúc mọi nơi nếu bạn làm chủ được công việc này. VÀ HƠN HẾT: ai mà trùm SEO thì người đó đã có một lượng kiến thức cực rộng về Digital Marketing, giúp bản thân bạn tiến sâu hơn trong ngành Marketing này. Ok, mơ mộng đủ rồi, tiếp theo Hãy tìm hiểu xem SEO có bao nhiêu vấn đề cần biết và thực hiện?

Tổng quan tất cả các nhóm công việc trong SEO

SEO nó là một quy trình bao gồm rất nhiều bước, mình tạm gọi nó là một công thức SEO = A+B+C+D+E+F+…… (đôi khi lên tới 200 biến). NHƯNG, trong SEO sẽ có những trọng số nhất định chiếm 80% kết quả và mình sẽ liệt kê bên dưới.
Lưu ý: những nội dung bên dưới chỉ bao hàm theo dạng checklist, trong mỗi checklist lại có những kiến thức sâu rộng hơn, cứ note tổng thể trước rồi chúng ta sẽ cùng đào sâu.

Các nhóm công việc về Audit Website

Trước khi chúng ta muốn nhận một dự án SEO, chúng ta buộc phải có một Website chuẩn SEO từ A-Z, không lỗi lầm, không chậm, không quá nhiều lỗi khiến con bot Google không thể đọc được nội dung của Website. Vì vậy, trước khi làm SEO thì buộc chúng ta phải audit website trước, hay nói đúng hơn audit website là tối ưu website chuẩn SEO. Trong nhóm này thì chia ra 1 cái là tối ưu onsite và tối ưu technical. Các công việc cần phải làm trong nhóm công việc này:

  • Tối ưu cấu trúc Trang chủ chuẩn SEO: trang chủ cũng giống một bài viết, mà nó lại là trang quan trọng nhất của Website —-> buộc phải tối ưu nó trước tiên
  • Tối ưu tốc độ Website: Website khi nhận về chắc chắn chưa thể nhanh và mượt vì quá nhiều code thừa và quá nhiều “file” chưa được tối ưu, điều này khiến website chậm đi, người dùng thấy còn chậm chứ nói gì bot —-> cần tối ưu page speed của website thì mới nhanh được index.
  • Tối ưu “Cấu trúc tĩnh” của Website:Cái này liên quan tới category và cấu trúc của trang chủ, trang category. Có thể hiểu tĩnh là những link gắn cố định trên website như menu, sidebar, breadcrumb…. cần phải tối ưu các link tĩnh này thì dòng chảy sức mạnh của Website mới được mượt và chuẩn SEO.
  • Tối ưu “Cấu trúc động” của website:bài viết mới viết thì phải được hiển thị lên trang chủ hoặc các trang category thì mới nhận được 1 lượng sức mạnh nhất định —-> phải có những nơi để update nội dung mới lên như sidebar, top bài viết hay, top bài viết mới… nhiều người không quan tâm tới điều này nhưng yếu tố này cũng rất quan trọng.
  • Fix các lỗi Link Website: Các lỗi link thường gặp như 404,301, 301, 503…. Ngoài ra thì đối với các website sản phẩm còn hay gặp các lỗi carnonical, buộc phải fix nếu không sẽ có quá nhiều link chết trên website hoặc link không có nội dung.
  • Fix các lỗi khác: những lỗi lặt vặt như không có sitemap, không có file robots.txt, nhiều ảnh bị quá dung lượng, ảnh bị mất nguồn, tỉ lệ Text/HMTL ratio… nhiều lỗi vặt lắm nào có bài viết cụ thể về technical audit sẽ nói sau nha.

Các nhóm công việc về Phân tích Keyword

Đối với nhóm công việc phân tích keyword thì căn bản là chúng ta phải tìm kiếm ra những keyword ngách, đúng ngành, có traffic, có khả năng lên top và triển khai chúng. Việc phân tích keyword tưởng chừng như là 1 việc dễ nhưng lại là bước quan trọng nhất để Website có thể lên top 1 cách vững trãi, có kế hoạch, bền vững theo thời gian (tạo ra 1 bộ sậu keyword mạng nhện giúp dòng chảy sức mạnh được luân chuyển). Các công việc bao gồm:

  • Sử dụng các công cụ để tìm kiếm từ khóa: các công cụ như keywordtool.io, Ahrefs, Semrush, Keywordsheeter… Tìm ra mọi ngóc ngách keyword có liên quan tới ngành và có khả năng chuyển đổi.
  • Phân loại từ khóa: Sau khi tìm và chọn lọc xong thì chúng ta phải chia ra từ khóa bán hàng, từ khóa kiến thức… tiếp theo đó nữa thì chúng ta phải ghép nhóm từ khóa để dễ phát triển thành bộ Silo, Pillar hoặc một bộ lớn như Hubpage… từ đó chỉ cần bắt đầu viết theo dàn keyword có sẵn mà không phải tìm nhiều lần.
  • Đánh giá từ khóa: Đối với mỗi giai đoạn của website thì chúng ta có thể đánh vào những nhóm từ khóa có độ khó dễ khác nhau. Ví dụ như Website mới thì phải đánh từ khóa dễ, dần dần web mạnh lên thì chơi từ khóa khó. Việc của người làm SEO là phải phân tích và đánh giá từ khóa để phù hợp với từng giai đoạn.
Xem thêm  AMP là gì? AMP ảnh hưởng như thế nào trong SEO?

Các nhóm công việc về Viết Content chuẩn SEO

Sau khi đã hiểu về keyword và xây dựng keyword xong, bắt đầu chúng ta đi vào bước xây dựng nội dung cho Website hay nói đúng hơn là viết Content chuẩn SEO. Trong nhóm công việc này thì chúng ta có:

  • Viết Content chuẩn SEO: các bài viết đều phải được viết theo cấu trúc đáp ứng được yếu tố chuẩn SEO của Google, từ đó bài viết mới sớm được index và lên top.
  • Xây dựng nhóm content cùng chủ đề: Website chỉ mạnh khi website được dán nhãn là thuộc về 1 ngành nào đó. Để có thể được như vậy thì chúng ta phải viết nhiều bài viết chung chủ đề và nhiều cụm chủ đề có liên quan tới ngành thì Website mới dễ phát triển
  • Xây dựng cấu trúc bài viết: cũng giống như cấu trúc của Website, trong bài viết chúng ta cũng phải có cấu trúc dẫn link phù hợp gọi là internal link, từ đó website mới có dòng chảy sức mạnh và bài viết mới lên đều chứ không bị flop.
  • Chỉnh sửa Thin Content: Trong nhóm công việc này, buộc chúng ta phải phân tích hết tất cả các link đang index trên Google, từ đó lọc ra các link không được index, index nhưng khôn có top … và sửa lại tất cả những link đó để Website không có quá nhiều link Zombie, thậm chí phải viết lại cả bài

Các nhóm công việc về SEO Onpage

Sau khi viết nội dung xong, chúng ta bắt đầu vào thực hiện các kỹ thuật SEO và kỹ thuật đầu tiên đó chính là SEO Onpage. SEO Onpage có thể hiểu là các kỹ thuật SEO CHỈ NẰM TRÊN WEBSITE CỦA CHÚNG TA. Chúng ta tối ưu các yếu tố trên Website để website được chuẩn seo hơn (gần giống với audit Website) và từ đó các nội dung có thêm sức mạnh. Các công việc trong SEO Onpage bao gồm:

  • Xây dựng cấu trúc Internal Link: Một Website hoàn mỹ là 1 website mà bất kỳ link nào của Website đó cũng đều có traffic. Mà để được như vậy thì chúng ta phải tối ưu internal link, khiến cho mỗi bài viết đều sẽ có link trỏ về nó thì từ đó traffic mới luân chuyển liên tục.
  • Tối ưu cấu trúc trang: nhiều website để hẳn thanh Menu là H2 luôn, việc này sẽ khiến cho con Bot Google khi đọc nội dung trang có nhiều sai lệch, dẫn đến tỉ lệ Content Keyword/Tổng Text bị thay đổi —-> bài viết bị mất sức mạnh. Phải tối ưu kỹ càng cấu trúc của trang để tối ưu sức mạnh từng nội dung
  • Tối ưu Schema Markup: này là một loại khai báo với Google, rất quan trọng.
  • Tối ưu các yếu tố khác: như meta description, thẻ ảnh alt, mật độ anchor text….
  • Tối ưu Responsive: Tối ưu phiên bản mobile của Website, cái này cực quan trọng và được Google đặt lên hàng đầu.
  • …..

Các nhóm công việc về SEO Offpage

Đây có thể coi là nhóm công việc tốn tiền nhất vì nó là những thứ chúng ta làm ở ngoài website của chúng ta, mà ngoài website thì phải trả tiền. Nó là nguồn sức mạnh đến từ bên ngoài và Google đánh giá rất cao yếu tố này trong thời điểm hiện tai. Các công việc SEO Offpage bao gồm:

  • Phân tích và đi mua backlink: Nhóm công việc này là phải làm nhiều nhất, phải đi phân tích website khác, đặt mua backlink, kiếm những backlink miễn phí để trỏ về cho Website của mình.
  • Xây dựng Social Signal: Đây được gọi là tín hiệu đến từ các trang MXH, nó được coi là sự bổ trợ để việc đi backlink được hanh thông hơn, toàn đi backlink mà không có tín hiệu từ MXH chẳng khác nào nói với Google mình toàn bỏ tiền chứ làm gì có miếng giá trị nào.
  • Xây dựng Website vệ tinh: Web 2.0, site PBN, các trang social cũng đều có thể làm Website vệ tinh. Từ những trang này chúng ta có thể kéo về một nguồn sức mạnh backlink lớn cho Website mà lại rất bền vững.
  • Tối ưu mật độ Anchor Text: cũng giống với mật độ anchor text onsite, chúng ta phải tối ưu để mật độ anchor của những backlink trỏ về phải có mức ổn định chứ không thể nào trỏ về toàn là keyword, như vậy sẽ rất dễ bị Google phạt
  • Tối ưu Entity Website: Đây gọi là “xác định thực thể”, khiến Google biết chúng ta là một công ty thật, 1 người thật và từ đó chúng ta sẽ có giá trị uy tín cao trên Google
  • Xây dựng Traffic bên ngoài: Traffic là một nguồn sức mạnh rất lớn đối với SEO, có những doanh nghiệp họ chỉ cần dùng traffic thôi là có thể lên top bất kỳ từ khóa nào họ muốn. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống traffic là điều tất yếu đối với người làm SEO, càng nhiều traffic thì Website càng mạnh (trừ việc bơm traffic bẩn).

Các nhóm công việc về CHUYỂN ĐỔI

Sau khi làm xong nhóm công việc trên rồi thì Website đã có thể ổn định và bức top (tốn thời gian cũng lâu đó). Việc tiếp theo, chúng ta buộc phải “tối ưu chuyển đổi” cho website để tạo ra số lượng đơn cao nhất có thể từ traffic có sẵn. Các nhóm công việc này cực kì khó, bao gồm các việc:

  • Xây dựng phễu đầu vào cho Website: bao gồm phễu trang chủ, phễu bài viết, phễu chủ đề và sự liên quan giữa các phễu với nhau, từ đó mới tận dụng được hết sức mạnh của traffic
  • Xây dựng Flow Marketing: Khi khách hàng đã vào phễu thì chúng ta phải xây dựng một hành trình khách hàng, nó có thể là chuỗi email, cũng có thể là nhận tư vấn trực tiếp v.v… nói chung chúng ta phải xây dựng được một hành trình tạo ra chuyển đổi thì nó mới bắt đầu ra đơn
  • Tối ưu UI/UX website và bài viết: Khi khách hàng vào đọc bài viết thì không phải lúc nào họ cũng click vào hoặc điền form theo chúng ta mong muốn. Muốn khách đổ vào phễu thì buộc chúng ta phải tối ưu lại nội dung, dẫn dắt họ bám sát nội dung và từ từ tạo ra các hành động thông qua button, popup và đưa họ vào phễu.
  • Quản lý và tối ưu data Website: Khi khách vào Website là họ đã nằm trong data của mình, việc quản lý phải sử dụng qua các pixel, các mã Google Tags, các email thu về… từ đó chúng ta mới bắt đầu tận dụng data này để đưa vào chuyển đổi bằng remarketing email, gọi điện, facebook ads v.v…

Các nhóm công việc về lập kế hoạch SEO

Cuối cùng, nhóm công việc coi như dễ nhất đó là thống kê và báo cáo lại với sếp, nghe sếp chửi, lặng lẽ xóa file và đi về :v

Nói chứ việc tổng kết và lập kế hoạch, báo cáo trong SEO cũng là một điều rất khó, tùy từng người sếp họ có hiểu về SEO hay không mà chúng ta phải làm nhiều kiểu báo cáo và các chỉ số khác nhau. Ngoài ra, việc báo cáo giữa CTV tới nhân viên, nhân viên tới leader cũng là một vấn đề quan trọng. Chỉ khi có báo cáo cụ thể trong SEO thì chúng ta mới nắm rõ được khối lượng công việc mà các nhân sự đã và đang làm trong tháng.

TỔNG KẾT

Vậy đó, Seo nếu nói căn bản thì chỉ có những vấn đề như trên thôi nhưng bên trong nó thì là hằng hà sa số các nội dung nhỏ nhỏ nhỏ, thế nên mới nói SEO nó khó là vì vậy. Nhưng cũng đừng thấy SEO nó khó mà vội nản, tuy nó khó nhưng nó chia ra rất rõ ràng các barem từng mảng, từ đó chúng ta rất dễ học và thực hành, quan trọng có học và thực hành liên tục để tạo ra kết quả hay không.Hi vọng sau bài viết này bạn đã hiểu SEO là gì, nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay chủ đề gì về SEO muốn tham khảo thì cứ Comment bên dưới nhé.

Leo Minh – Co Founder Leo Agency

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *