Sitemap là gì? Người làm SEO nên tạo sitemap của website như thế nào? Được xem là một yếu tố quan trọng để bot Google đọc content trên website dễ dàng và nhanh chóng, vậy sitemap SEO đóng vai trò như thế nào trong việc xây dựng website?
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng mình đi tìm hiểu mọi ngóc ngách của site map nhé. BẮT ĐẦU THÔI!!!
Sitemap là gì?
Sitemap (sơ đồ website) có nghĩa là một tệp file nơi bạn cung cấp thông tin, mối quan hệ về các trang, video và các loại file khác trên web của bạn, từ đó Google sẽ đọc các file này và giúp điều hướng web của bạn.
Sitemap có nhiệm vụ báo cho Google biết rằng những trang và file nào của bạn là quan trọng đối với web, và lọc các thông tin có giá trị liên quan đến file.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sitemap để cung cấp thông tin về những loại content nhất định trên trang, như là video, hình ảnh hay tin tức:
- Một video sitemap có thể xác định thời gian chạy, tỷ suất
- Một sitemap hình ảnh bao gồm vị trí của hình ảnh trên trang đó
- Một sitemap tin tức là các tiêu đề hay ngày đăng của bài
2 loại sitemap chính và các sitemap phụ
Về cấu trúc: có 2 loại sitemap là XML và HTML
HTML sitemap dành cho người dùng website, xây dựng bằng mã HTML giúp người đọc tiếm cận content cần đọc.
XML sitemap dành cho bot công cụ tìm kiếm, để bot thu thập thôn tin trên web hiệu quả hơn.
Về định dạng: Sitemap có 4 loại
- Image Sitemap: chứa đựng thông tin liên quan đến hình ảnh được lưu trữ, được dùng để tối ưu hóa khả năng trả kết quả bằng hình ảnh của Google
- Video Sitemap: chứa thông tin liên quan đến những video nằm trong website của bạn, dùng để thu thập dữ liệu dạng video mà cách tổng hợp thông thường không làm được
- News Sitemap: kiểm soát nội dung gửi đến Google News, hỗ trợ Google News tìm thấy nội dung mới trong web nhanh chóng
- Mobile Sitemap: khi website bạn có những trang hiển thị trên thiết bị di động
Ngoài ra còn có các dạng sitemap phụ sau đây:
- Sitemap index: tập hợp sitemap được đính kèm và được đặt trong file robots.txt
- Sitemap-category.xml: tập hợp cấu trúc danh mục tên web
- Sitemap-products.xml: sitemap về link các sản phầm, hàng hóa
- Sitemap-articles.xml: sitemap về link cho các bài viết
- Sitemap-tags.xml: sitemap cac thẻ tag
- Sitemap-video.xml: sitemap cho các video
- Sitemap-image.xml: sitemap các link về hình ảnh.
3 lý do nên xây dựng sitemap
Nếu các trang trên web của bạn được liên kết một cách chỉnh chu, Google có thể đọc và thu thập dữ liệu gọn ghẽ. Các liên kết hoàn chỉnh đồng nghĩa với việc tất cả các trang bạn phải có vai trò quan trọng ở một mức độ nào đó để được kiểm duyệt và điều hướng, vậy nên sitemap có thể giúp kiếm soát các web lớn gọn gàng và có sắp xếp.
- Tác động đến quá trình SEO
Bên cạnh việc viết content chuẩn SEO, tạo sitemap cho website cũng có tác động tích cực đến SEO của bạn, sitemap thông báo cho bot Goolge biết rằng web của bạn có chuẩn SEO hay không.

- Tạo điều kiện để web được Goolge index nhanh hơn
Các web mới lập nên sử dụng sitemap ngay lập tức vì nó đem lại các lợi ích cực kỳ hữu ích. Sitemap giúp web được bot Goolge phát hiện nhanh chóng, đẩy nhanh tốc độ index, là một phần không thể thiếu trong chiến lược SEO.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng
Đối với người dùng web có sitemap, nó giúp người đọc định hình và hiểu được cấu trúc của web, đồng thời có thể truy cập và tìm kiếm thông tin mà họ cần chính xác và nhanh chóng.
Một website có sitemap càng chi tiết, tổ chức page tốt thì việc hút người dùng không khó.
Những loại web nào cần dùng sitemap
Từ những thông tin ở trên, có thế thấy rằng sitemap đóng vai trò chủ chốt để củng cố sức mạnh cho website. Nhưng có phải mọi website đều cần sitenmap?
Bạn sẽ cần sitemap nếu
- Web bạn lớn
- Web có đa dạng phong phú các trang content nhưng lại không liên kết chặt chẽ với nhau
- Web mới và có ít external link: bot Google thu thập dữ liệu bằng các đường link từ một page trên web, vậy nên Google sẽ không tìm ra page của bạn nếu không thấy các link
- Web có nhiều loại content hoặc được xuất hiện trên trang tin tức

Bạn có lẽ sẽ không cần sitemap khi
- Web bạn nhỏ
- Web được liên kết nội bộ hoàn chỉnh: Google có thể tìm thấy các page quan trọng trên web chỉ bằng đường link dẫn từ trang chủ
- Web không có nhiều trang và content: khi bạn không muốn content xuất hiện trên thanh công cụ tìm kiếm Goolge thì bạn có lẽ không cần sitemap
Tạo sitemap cho website và khai báo sitemap cho Google như thế nào
Thiết lập sitemap rất dễ dàng khi bạn có các công cụ phù hợp, bạn có thể sử dụng các phần mềm hoặc plugin như Yoast SEO.
Tạo HTML sitemap
HTML sitemap cho wordpress
Để tạo HTML sitemap cho website wordpress thì bạn dùng simple sitemap có tích hợp tính năng xây dựng và thiêt kế HTML bằng việc soạn thảo đã được mặc định trước đó.
HTML sitemap thủ công
Bạn có thể lập trình HTML sitemap thủ công bằng các tag <ol> hoặc <ul> kết hợp với CSS.
Tạo XML sitemap
XML sitemap cho website wordpress
Yoast SEO là plugin được sử dụng nhiều trong việc tối ưu SEO trên wordpress, phần mềm cung cấp nhiều công cụ để chắc chắn web được có thể lên SEO dễ dàng, ngay cả XML sitemap.
XML sitemap bằng online XML-Sitemaps.com
Ngoài ra, bạn có thể tạo XML sitemap bằng công cụ XML-Sitemaps.com, http://www.xml-sitemaps.com/.

Khai báo sitemap đến Google
Để khai báo sitemap website cho Goolge, bạn sử dụng Google Search Console, ở giao diện chính, chọn Crawl > Sitemaps > Add Test Sitemap.
Nhưng lưu ý rằng, phải kiểm tra sitemap và preview kết quả trước khi submit để tránh việc web bị ảnh hưởng khi Google lập chỉ mục landing page.
Các trang khi bạn gửi đi đều sẽ có chỉ mục, nhưng không phải tất cả các trang được Goolgle thông qua. Với việc gửi sitemap, bạn đang nói cho Google biết rằng trang nào trên web là chất lượng và đáng được lập chỉ mục.
11 cách để tạo sitemap website ghi điểm bot Google
- Áp dụng plugin để tạo sitemap tự động
- Khai báo sitemap cho Goolge
- Ưu tiên các trang chất lượng trên web cho sitemap
- Lưu ý khi lập chỉ mục
- Đặt phiên bản canonical của URL (tag ‘link rel=canonical’)
- Dùng tag robots meta thay vì robots.txt
- Không đưa URL ‘noindex’ vào Sitemap
- Tạo XML Sitemap động cho web lớn
- Dùng XML Sitemap và RSS/Atom Feeds
- Chỉ sửa đổi thời gian sửa đổi khi cần thiết
- Xây dựng kích thước file nhỏ nhất có thể
Tổng kết
Sitemap là một trong những sức mạnh SEO của trang web, nó không những giúp cải thiện thứ hạng trên Google mà còn là nơi để bot Goolge thu thập dữ liệu chỉnh chu nhất.
Từ bài viết trên, mình hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về sitemap là gì và các cách thức thực tiễn để tận dụng các chức năng của sitemap.