Mỗi chúng ta đều sống trong những ngôi nhà có địa chỉ nhà cụ thể rõ ràng, tương tự với website cũng vậy, mỗi web sẽ có một địa chỉ riêng biệt để phân biệt giữa web này với web nọ.
Và trong SEO, địa chỉ đó chúng ta gọi là domain, vậy domain là gì?, hay tên miền là gì? Có những loại tên miền nào đang được sử dụng ngày nay? Mời bạn đọc bài viết dưới đây nhé.
Table of Contents
Tên miền là gì? Hệ thống tên miền website
Domain hay tên miền là những cái tên độc nhất, đại diện cho địa chỉ của một web nhất định mà khi tìm kiếm trên trình duyệt, bạn có thể truy cập vào web đó ngay lập tức.
Nếu coi tên miền là một số điện thoại duy nhất của một chủ web, thì sẽ có một nơi tổng hợp tất cả những số điện thoại ấy trên Internet, hay chúng ta sẽ gọi đó là danh bạ điện thoại, và trong trường hợp này danh bạ chứa mọi domain được biết là hệ thống tên miền, DNS.
Khi người dùng vào web từ các domain, thì trình duyệt web sẽ thông qua IP, từ đó DNS tiếp tục dịch domain từ IP để trình duyệt có thể upload tài nguyên trên hệ sinh thái Internet.
Thêm một ý nữa là, một thiết bị khi được liên kết với Internet chỉ có một địa chỉ IP duy nhất để những máy khác sử dụng khi cần tìm kiếm thiết bị.
Các thành phần của một domain
Một tên miền được phân cách bởi dấu “.” và tối thiểu 2 phần: tên miền cấp cao (top level domain) và tên miền cấp 2 (second level domain).
Đọc về domain authority là gì.
5 loại domain phổ biến hiện nay
Hiện này, các nhà cung cấp tên miền cho người mua đa dạng các lựa chọn domain khác nhau bên cạnh những loại thường được sử dụng nhiều nhất như là .com.
- Tên miền cao cấp (TLD – top level domain)
Thực chất thì có hàng trăm TLD được cung cấp sẵn trên web, được cập nhật và duy trì thường xuyên bởi Cơ Quan Quản Lý Số Được Ấn Định Trên Internet và bạn có thể chọn khi đăng ký domain tại các nhà cung cấp.
- Tên miền cấp cao chung (gTLD – generic top-level domain)
Tên miền cao cấp chung là một loại tên miền cấp cao mà không phụ thuộc vào mã quốc gia nào. Có thể kể đến như là .com, .org và .net hay mới nổi như .xyz, .biz, .tech, .club, .online, .shop.
- Tên miền cấp cao nhất quốc gia (ccTLD – country-code top-level domain)
Đây là một TLD được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể theo mã ISO. Ví dụ .vn (Việt Nam); .us (United States); .in (Ấn Độ); .es (Tây Ban Nha). Chúng được dùng bởi các công ty có web riêng cho thị trường tại nước đó và là dấu hiệu cho thấy người dùng truy cập đúng web dùng ngôn ngữ của họ.
- Domain được tài trợ (sTLD)
Những loại tên miền này khá hạn chế đối với một số tổ chức nhất định, bạn sẽ thường gặp những domain ở dạng này chẳng hạn là .gov (trang web của chính phủ); .edu (tổ chức giáo dục) và .post (dịch vụ bưu chính), .mil (quân đội),…
- Tên miền hạ tầng
Tên miền này được dành riêng cho ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) là tổ chức quản lý tên miền trên toàn thế giới để nhanh chóng giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng internet.
Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm về tên miền thứ cấp (subdomain).
5 yếu tố cho một tên miền chuẩn SEO
Để tối ưu hóa lượng traffic đổ về, khi tạo domain bạn cần lưu ý các yếu tố như sau:
Tạo domain dễ nhớ
Hãy đảm bảo các tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, dễ gõ và dễ nói. Việc này đem lại giá trị vô cùng lớn đối với quảng cáo truyền miệng vì người dùng sẽ dễ dàng truy cập trực tiếp vào tên miền của bạn, đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng không kém cho việc xử lý thông tin.
Vì vậy, hãy tránh đặt các tên miền chứa số hoặc các ký tự không chuẩn xác, sử dụng cách viết khác thường hoặc dài hơn khoảng 15 ký tự. Khả năng truy cập web là một trong những yếu tố để bot Google xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm nên tên miền (hoặc URL) càng dễ nhớ thì càng tốt cho các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin.
Đọc thêm về crawl là gì.
Kết hợp keyword phụ vừa phải
Không chỉ là việc tạo domain độc đáo, thu hút và thân thiện với người dùng, mà các doanh nghiệp cũng muốn tên miền có chứa một cụm từ khóa cụ thể để rõ ràng hóa về sản phẩm, dịch vụ.
Tuy nhiên, bạn không được quá lạm dụng tên miền spam keyword hoặc nhắm chủ đích vào một đối tượng cụ thể.
Tìm hiểu về từ khóa SEO.
Tránh việc dùng dấu gạch ngang
Nếu tên miền của bạn có hai từ (như www.leominh.com), có thể bạn muốn phân tách các từ bằng dấu gạch ngang để dễ đọc: www.leo-minh.com. Dẫu vậy, hãy nhớ rằng việc sử dụng dấu gạch nối phần nào liên đới đến hành vi gửi thư rác, từ đó làm giảm khả năng đọc và khả năng ghi nhớ của tên miền. Vì lý do đó, bạn không nên sử dụng nhiều hơn một dấu gạch nối (tốt nhất là không sử dụng).
Ưu tiên tên miền cao cấp (TLD, top level domain)
Khi đăng ký domain, bạn thường sẽ được cung cấp tùy chọn mua thêm TLD. Để tối đa hóa lưu lượng truy cập trực tiếp đến một miền, bạn có thể cân nhắc tới việc mua TLD như .com.
Bên cạnh đó, bạn nên tránh những tên miền có chất lượng thấp như .biz, .info, .ws, .name,… để tăng lưu lượng truy cập. Bởi vì chúng ít được biết đến hơn và các loại tên miền cao cấp này sẽ ít có traffic và phần nào liên quan đến các hành động spam.
Di chuyển tên miền
Khi bạn cần di chuyển một tên miền này sang một tên miền khác, có một số yếu tố quan trọng mà bạn cần xem xét như thiết lập chế độ chuyển hướng trên cơ sở từng trang như các thư mục con và trang có nội dung bạn “tâm đắc” đến tên miền mới.
Một lưu ý nhỏ trong phần này là người làm SEO nên tránh chuyển hướng tất cả các trang từ một miền này sang trang chủ của một miền khác.
Phân biệt domain và hosting
Trong phần này, mình sẽ giúp bạn hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản về domain và hosting.
Hosting là nơi cung cấp dịch vụ cho domain, nó giống như là toàn bộ căn nhà của bạn và domain là địa chỉ pháp danh cho căn nhà ấy.
Tóm lại là, hosting là ngôi nhà và domain là địa chỉ của ngôi nhà ấy, cứ như thế bạn sẽ hiểu được là hosting là không gian chứa tất cả content cho web bạn và domain là đường link dẫn đến nơi chứa ấy.
Phân biệt chuyển và trỏ tên miền (transfer domain và point domain)
Chuyển tên miền (transfer domain) là hành động thay đổi quyền quản lý domain từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp nọ và thường sẽ mất phí chuyển cho nhà đăng ký mới. Domain sau khi chuyển thành công được gia hạn thêm một năm.
Trỏ tên miền (point domain) đến chủ host, là việc truy cập vào nơi quản lý domain của nhà đăng ký hiện tại để tên miền có thể sử dụng một dịch vụ hosting nào đó.
Tổng kết
Sự thật thì bản thân tên miền không được coi là một yếu tố xếp hạng trực tiếp của Google, nhưng domain có thể ảnh hưởng đến chiến dịch SEO tổng thể của bạn, và chúng bao gồm các yếu tố như khả năng ghi nhớ, độ dài, cách sử dụng từ khóa,…
Trên đây là toàn bộ nội dung về tên miền là gì, mình mong bạn đã có thêm thông tin hữu ích về khái niệm domain là gì nhé.
==> Tìm hiểu thêm về kiến thức SEO.