Lưu ý: Hỗ trợ giảm học phí cho học viên cũ khoá SEO lên đến 50%. Liên hệ đội ngũ hỗ trợ ngay!

Subdomain là gì
Subdomain là gì? Những điều cần lưu ý về Subdomain

Subdomain là gì? Những điều cần lưu ý về Subdomain

Khi đã có được một Website rồi thì thông thường nếu bạn muốn có thêm một Website mới thì phải đi mua tên miền hosting và thiết kế lại giao diện. Việc này mất rất nhiều thời gian, công sức và cả chi phí. Tuy nhiên việc đó giờ đây không còn tốn nhiều chi phí hay thời gian nữa nếu bạn biết đến Subdomain. Vậy Subdomain là gì và những điều cần lưu ý về Subdomain thì hãy xem hết bài viết để hiểu rõ hơn nhé

Subdomain là gì

Subdomain được hiểu là tên miền phụ hay Domain phụ, đó là một phần được tách ra từ Domain chính và nó cũng bổ sung cho tên miền chính. Subdomain hoạt động riêng biệt, độc lập như một trang Web bình thường nhưng có cùng tên miền chính. Vì nó được tách biệt hoàn toàn như 1 Website khác nên về mặt SEO thì nó sẽ không được hưởng bất kỳ Backlink nào từ domain chính).

Để cho bạn hình dung hơn mình sẽ đưa ra 1 ví dụ cụ thể: Website của mình là leominh.com chuyên cung cấp khoá học và kiến thức về SEO nhưng giả sử mình muốn mở rộng sang lĩnh vực dạy học thì mình sẽ tạo thêm 1 subdomain là academy.leominh.com

Khi sử dụng cách đó bạn sẽ tạo ra được 1 trang Web riêng biệt hoàn toàn, hoạt động độc lập mà không cần phải mất chi phí đăng ký tên miền hay gặp rắc rối với việc xử lý chuyển hướng tiên miền. Vậy nên hãy tạo một tên miền phụ để tự do tạo trang Web mới mà vẫn giữ được tên miền chính, thay vì phải tạo thêm Module bị kiểm soát của Website chính. Các sub domain này thường được tạo ra các Website nhất định như: TMĐT, kênh review, blog,…

Subdomain là gì
Subdomain là gì

Mục đích và lợi ích của việc sử dụng Subdomain

Khi có sự xuất hiện của Subdomain này sẽ giúp cho việc giải quyết nhu cầu của các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Dưới đây là một số mục đích sử dụng Sub domain

Tạo Website riêng dành cho một nhóm đối tượng cụ thể

Như đã nói ở trên thì việc xuất hiện Subdomain này là để có thêm một trang Web mới mà vẫn dùng được Domain chính. Nó sẽ tiết kiệm chi phí của bạn khá nhiều thay vì phải đăng ký một tên miền mới. Mà trang Web được tạo ra từ tên miền phụ lại có thể hoạt động như một Website chính.

Không những vậy nó còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi bạn muốn tạo một nơi chứa đầy đủ thông tin để phục vụ cho một nhóm khách hàng cụ thể với nội dung và hình ảnh phù hợp.

Chia trang thương mại điện tử hoặc blog tách khỏi Website chính

Sử dụng Subdomain để phân chia các Module ỏ Website chính ra các Web độc lập là chuyện bình thường đối với các Website đa ngành nghề để có thể phát triển quy mô.

Ví dụ công ty của bạn đang kinh doanh nhiều mặt hàng về thời trang như giày dép, quần áo, balo, đồng hồ,… Bạn muốn có thêm một kênh Blog để có thể nói về từng nhóm sản phẩm đó, tuy nhiên thì lại rất khó để có thể phân chia được chúng trong 1 module. Từ đó bạn buộc phải sử dụng Subdomain để  tách riêng và dễ quản lý hơn.

Tiết kiệm chi phí 

Như đã nói ở trên thì bạn có thể tạo ra được nhiều Website với cùng tên miền nhưng lại không mất phí. Khi sử dụng như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí không những thế còn đem lại hiệu quả cao khi sử dụng. Đặc biệt là bạn có thể sử dụng luôn thiết kế của Web chính mà không lo chúng trùng lặp

Nhược điểm khi sử dụng Subdomain

Subdomain bị phạt bởi Google

Mặc dù là khác Website tuy nhiên thì chúng vẫn chung một tên miền và bạn tạo ra quá nhiều Subdomain đồng nghĩa là bạn đang sang nhượng Website của bạn cho một người khác quản lý Website mới đó. Nếu một Sub domain của bạn bị báo cáo thì khả năng cao Domain chính của bạn có nguy cơ bị Google khai tử. Bạn vẫn có khả năng khôi phục tuy nhiên khi khôi phục rất phức tạp.

Định vị thương hiệu của bạn sẽ khó hơn

Khi bạn đã tạo quá nhiều Subdomain rồi thì lúc đó người dùng sẽ khó có thể hiểu được bạn đang kinh doanh hay làm về dịch vụ gì. Hậu quả là thương hiệu của bạn sẽ không động lại được trong tâm trí khách hàng mỗi khi nhắc tới

Ảnh hưởng đến SEO

Google luôn muốn hướng đến trải nghiệm người dùng tốt nhất nên sẽ luôn thay đổi và cập nhật liên tục. Và Domain với Sub domain được xếp vào 2 dạng giống nhau khả năng cao là sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của Website bạn.

Tên miền phụ vừa mang lại lợi ích và cũng có thể là nguyên nhân gây hại cho trang Web của bạn. Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng chúng

Subdomain là gì
Nhược điểm khi sử dụng Subdomain

Khi nào nên sử dụng Subdomain

Như đã nói ở trên thì chúng ta phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng Subdomain mặc dù chúng miễn phí. Dưới đây mình sẽ chia sẽ cho bạn lúc nào nên sử dụng Sub domain cho hiệu quả nhất

Doanh nghiệp ra mắt dịch vụ hay sản phẩm mới

Khi doanh nghiệp của bạn chuẩn bị ra mắt một dòng sản phẩm hay dịch vụ mới mà không dành cho nhóm đối tượng cũ của Website chính. Khi đó việc nên làm là sử dụng Subdomain để tạo ra một Website mới dành cho nhóm đối tượng mới. Và trang Web này sẽ được thiết kế riêng cùng với nội dung khác Website chính.

Bên cạnh đó thì nó còn giúp cho bạn tạo được một cuộc thử nghiệm. Chẳng hạn sau khi tạo trang mới thì bạn có thể quảng cáo được chiến dịch này xem thử là nó có thực sự hiệu quả không. Nếu có thì tiếp tục giữ lại còn không thì chúng ta có thể xoá nó đi mà không có bất kì sự mất mát nào.

Quản lý và hỗ trợ trang Web tối đa

Có thể các những bạn quản trị Website của công ty bạn có thể quản lý tốt được một trang Web tổng hợp ngành nhưng bù lại công việc rất nặng và quy trình khó có đầy đủ được. Vậy nên doanh nghiệp chọn cách khác là tách từng nhóm sản phẩm ra các trang Web riêng của Subdomain và phân công quản trị viên. Như vậy việc quản lý sẽ dễ dàng hơn

Một Domain chính tạo được bao nhiêu Subdomain

Thông thường thì domain chính có thể tạo ra rất nhiều thậm chí là vô số các Subdomain. Việc này làm xuất hiện một số thành phần lợi dụng công cụ này để kiếm tiền bằng cách mua một Domain chính sau đó tạo ra các tên miền phụ và bán nó đi với giá rẻ.

Hiện tại thì chuyện này đã khác khi muốn tạo một Sub domain lại phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Cấu hình nơi trang Web chính đăng ký máy chủ
  • Cấu hình máy chủ DNS của tên miền hiện đang lưu trữ và giải băng thông mà các nhà cung cấp máy chủ chứa DNS hiện tại
  • Khả năng tương thích với SEO

Vì phụ thuộc vào khả năng tương thích với SEO nên làm cho các nhà quản trị phải giớ hạn số Subdomain của mình. Bởi vì càng nhiều tên miền phụ thì khả năng tương thích của SEO giảm xuống. Điều này ảnh hưởng đến Website chính của bạn rất lớn

Các lưu ý khi tạo Subdomain

  • Tạo Subdomain thì hoàn toàn miễn phí
  • Không giới hạn khi tạo Sub domain
  • Mỗi Subdomain thì có thể hoạt động giống như là một root domain
  • Subdomain sẽ không thể hoạt động được nếu như rootdomain gặp phải sự cố như hết hạn tên miền, huỷ tên miền hay là tên miền chính bị khoá
  • Có thể tạo ra bản ghi ” *” để nhận tất cả về cùng 1 IP
  • Khi bạn sử dụng Sub domain thì hãy add nó như 1 tên miền bình thường. Điều này sẽ mang lại thuận lợi trong quá trình bạn sử dụng và

Tổng kết

Khi xem hết bài viết này thì bạn có thể hiểu rõ hơn Subdomain là gì và những điều cần lưu ý về Subdomain. Vậy nên hãy sử dụng nó một cách tốt nhất và hiệu quả nhất nhé

Đánh giá của bạn:
5/5

Leave a Comment

Đặt mua