Lưu ý: Hỗ trợ giảm học phí cho học viên cũ khoá SEO lên đến 50%. Liên hệ đội ngũ hỗ trợ ngay!

Domain Authority là gì
Domain Authority là gì? Cách tăng Domain Authority cho Website

Domain Authority là gì? Cách tăng Domain Authority cho Website

Đối với những bạn mới làm SEO hay mới băt đầu tìm hiểu SEO thì chắc hẳn vẫn chưa hiểu hay thậm chí chưa biết gì về Domain Authority mặc dù nó khá là quan trọng trong SEO. Hiểu được việc này nên hôm nay leominh.com sẽ giúp bạn hiểu rõ về Domain Authority là gì và các cách để làm tăng điểm Domain Authority thông qua bài viết này.

Domain Authority là gì

Domain Authority viết tắt là DA nó được xem như là điểm xếp hạng Website và được phát triển bởi Moz. Domain Authority chủ yếu là dự đoán khả năng xếp hạng của một trang Web trên Google (SERPs). Một Website có số điểm Domain Authority cao thì khả năng được xếp hạng cao hơn và điểm đó nằm trong khoảng từ 0-100.

DA được tính bởi đánh giá nhiều yếu tố (bao gồm liên kết từ các Roots Domain và tổng các liên kết) thành một điểm DA duy nhất. Điểm số này mục đích là để so sánh các Website với nhau hoặc theo dõi khả năng cạnh tranh xếp hạng (Ranking Strength) của Website theo thời gian. Tuy nhiên thì Domain Authority không được coi là số liệu mà Google sử dụng để xếp hạng và DA không ảnh hưởng gì đến SERP.

Domain Authority là gì
Domain Authority là gì

Cách check Domain Authority

Có nhiều cách check Domain Authority như là sử dụng các công cụ miễn phí của Moz: Link Explozer, Mozbar hoặc sử dụng phần SERP Analysis của Keyword Explorer để kiểm tra DA. Ngoài ra thì các chỉ số của Domain Authority cũng được tích hợp vào các công cụ khác của Moz như là Moz Pri campaings hay API. Bên cạnh đó DA còn kết hợp với hàng chục các nền tảng SEO khác và được tiếp thị trực tuyến trên nhiều Website khác.

Domain Authority tốt là như thế nào

Điểm số của Domain Authority trong khoảng 100 điểm đổ lại giả sử bạn đang ở mức 20 điểm muốn tăng lên 30 điểm thì là một chuyện dễ dàng tuy nhiên để từ 70 điểm mà lên 80 điểm thì nó lại là một qua trình khác. Vậy để được bao nhiêu điểm Authority thì tốt thì hãy cùng xem tiếp

Hiện nay DA chủ yếu được dùng để so sánh các Website lại với nhau hơn là việc xếp hạng chúng. Các trang Web nằm ở top đầu của Domain Authority đa phần là các trang Web chứa số lượng lớn các trang liên kết bên ngoài đi kèm với chất lượng cao (Wikipedia hoặc Google.com). Còn ngược lại các Website nhỏ hơn có ít liên kết hơn sẽ có điểm Domain Authority tương đối thấp hơn nhiều.

Mặc dù là được xem là công cụ dự đoán khả năng xếp hạng của Website tuy nhiên bạn cũng đừng kỳ vọng hay đặt mục tiêu điểm cao quá làm gì. Bởi mục tiêu chính của bạn là để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành khác. Do vậy hãy kiểm tra xem điểm DA của mình rồi sau đó so sánh với các Website khác. Khi đó dựa vào kết quả đã kiểm tra bạn có thể xác định được bao nhiêu điểm cần đạt được hay phải vượt qua nó.

Chốt: Domain Authority dùng với mục đích so sánh là chủ yếu nên không cần phải đạt mức điểm bao nhiêu là tốt và bao nhiêu là tệ khi dùng tool này. Hãy dựa vào tình huống thực tế của dịch vụ hay sản phẩm mà bạn đang cung cấp để xác định được số điểm hay tăng Domain Authority mà bạn muốn nhé.

Domain Authority là gì
Domain Authority tốt là như thế nào

Cách tăng Domain Authority

Nếu như bạn đã xác định điểm số Domain Authority bạn cần là gì rồi sau đó muốn tăng điểm số của nó bằng cách nào thì có thể tham khảo cách tăng Domain Authority dưới đây nhé:

1. Chọn một domain tốt

Giả sử bạn là một người mới thì trước hết là bạn phải chọn tên miền. Đơn nhiên là tên miền này phải liên quan đến ngành hàng hay Website của bạn. Cần phải nhớ điều này là Domain của bạn phải tương đối dễ nhớ để cho người dùng không gặp khó khăn gì khi tìm trang Web của bạn.

Bên cạnh đó nên tạo Domain ngắn gọn để dễ nhớ hơn. Ngoài ra thì bạn cũng có thể mua tên miền cũ nếu quan tâm đến vấn đề tuổi của tên miền. Và nếu bạn đã có sẵn tên miền rồi hãy kiểm tra chúng có hết hạn chưa nếu hết rồi thì hãy gia hạn trong vòng 3 đến 5 năm.

2. Tối ưu nội dung On-Page

Không những gây ảnh hưởng đến điểm của Domain Authority mà SEO còn gây ảnh hưởng đến cả xếp hạng trang trên bảng tìm kiếm của Google. Do vậy hãy đảm luôn đảm bảo rằng bạn đã tối ưu code của Website bao gồm cả Tag tiêu đề, tag hình ảnh và đặc biệt là nội dung trang).

Ngoài ra nếu trang Web của có những biến thể như in đậm, in nghiêng hay màu sắc thì không những tạo ra điểm nhấn mà còn giúp cho người dùng chú ý đến nó cụ thể hơn là sẽ tăng trải nghiệm của người đọc. Kết quả là người dùng sẽ vào đọc bài viết cao hơn. Bạn cũng nên để ý đến URL nó nên ngắn gọn càng tốt và phải liên quan đến bài viết. Ngoài ra thì bạn cũng có thể chèn link vào bài viết mới điều này cũng góp phần được tăng điểm trên Domain Authority.

Xây dựng các nội dung liên quan

Đây cũng được xem cách tốt trong SEO khi tăng cường mức độ liên quan của từ khoá và nội dung. Được thực hiện bằng cách tạo nội dung dài chất lượng có đủ chiều sâu và bao quát từ khoá. Hay bạn có thể lấy bài viết này để làm ví dụ để tạo nội dung chất lượng. Bài viết này nói về các vấn đề xoay quanh Domain Authority là gì để cho người dùng hiểu. Nội dung trọng tâm vào giải thích khái niệm hay hướng dẫn tăng điểm DA. Ngoài ra muốn xây dựng nội dung tốt thì bạn cũng cần các từ khoá liên quan.

Bạn có thể xem thêm tại đây: LSI keyword là gì nó sẽ nói rõ cho bạn về các từ khoá liên quan.

3. Tạo nội dung có thể liên kết

Muốn có được những liên kết chất lượng cao từ nhiều Domain khác nhau cần phải có một nôi dung chất lượng và nội dung đó phải được đăng tải thường xuyên. Nếu bạn đã có một nội dung chất lượng rồi khi đó nội dung của bạn sẽ được giới thiệu nhiều hơn và nội dung càng tốt thì càng có nhiều liên kết đến bài viết. Đơn nhiên là bài viết phải liên quan đến người dùng và chứa nhiều thông tin cung cấp cho người dùng

4. Cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ trang

Mặc dù không quan trọng bằng liên kết bên ngoài tuy nhiên nếu bỏ qua liên kết nội bộ thì quả là một thiếu sót lớn đối với việc phát triển Web. Những liên kết nội bộ này sẽ dẫn người đọc từ bài viết này đến bài viết khác trên Website của bạn từ đó giúp tăng trải nghiệm sử dụng của trang. Cho dù là người dùng có đi sâu vào nhiều bài viết thì họ vẫn quay lại trang chủ dễ dàng chỉ với một cái click chuột thông qua liên kết nội bộ hay còn gọi là internal link.

Trong Leominh.com chúng tôi thường thực hiện internal link bằng cách cách bài đăng có liên quan đến từ khoá đó mà người dùng không biết hay muốn đọc thêm về chủ đề đó Ví dụ khi đọc đoạn này thì có bạn sẽ không hiểu Internal link là gì hay muốn hiểu sâu hơn liên kết nội bộ là gì lúc đó thì tôi sẽ chèn bài viết Internal link là gì vào nhằm mục dích giải toả thắc mắc của người đọc cũng như khiến họ tương tác với Website lâu hơn. Đặc biệt khi có các link này rồi thì việc lập chỉ mục cũng dễ dàng hơn.

5. Xoá các liên kết xấu và độc hại

Lâu lâu bạn nên vào xem danh sách liên kết của Website bạn để bỏ những liên kết xấu. Qua đó giúp tăng điểm Domain Authority của bạn lên cao. Các liên kết hỏng hoặc xấu khi dẫn đến Website bạn không những làm giảm sức mạnh trang Web mà còn tác động tiêu cực đến nó. Vì vậy bạn cần phải loại bỏ nhanh chống.

6. Đảm bảo Website thân thiện với mobile

Hiện tại nhu cầu tìm kiếm người dùng từ các thiết bị di động ngày một càng tăng. Nếu Website bạn chưa phù hợp hay tối ưu hoá với thiết bị di động chắc chắn là một tổn thất khá lớn đối với Website của bạn. Bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đến thứ hạng trang Web trên Google (thiết bị di động).

Và bạn muốn kiểm tra xem Web thân thiện với mobile không thì truy cập đường link này: https://search.google.com/test/mobile-friendly.  Và nhập địa chỉ Website của bạn vào nó sẽ cho biết có thân thiện với mobile không. Nếu Website của chưa thân thiện thì hãy tối ưu ngay nhé để còn tăng điểm Domain Authority.

7. Tăng tốc độ tải trang

Giả sử khi bạn vào một trang Web và bạn phải đợi nó load trong vòng 1 phút thì bạn có kiên nhẫn để tiếp tục đợi không. Mình e rằng đáp án là không, do vậy hãy tăng tốc độ tải trang để tăng trải nghiệm người dùng. Có thể tăng bằng cách sử dụng PageSpeed công cụ này không những giúp bạn phân tích mà còn giúp bạn tăng tăng tốc độ tải trang cho Website. Từ đó giúp cải thiện điểm Authority.

8. Quảng bá nội dung trên mạng xã hội

Hiện nay mọi người ai ai cũng đều tham gia ít nhất một nền tảng mạng xã hội. Do vậy nó cũng phần không nhỏ đến việc xếp hạng tìm kiếm. Vậy nên nếu được hãy quảng cáo nội dung của bạn trên các nền tảng Social để được tăng điểm Domain Authority.

Lưu ý Khuyến khích mọi người Like, Share hay Comment nhé.

Domain Authority là gì
Cách tăng Domain Authority

Kết luận

Khi xem bài viết này xong bạn cũng hiểu rõ hơn về Domain Authority là gì từ đó biết cách tối ưu nó cho Website củab bạn.

Đánh giá của bạn:
5/5

Leave a Comment

Đặt mua