Bounce rate của một website là yếu tố cần thiết cho vì nó giúp chúng ta nắm được liệu rằng web của bạn, nội dung và trải nghiệm người dùng trên web có thu hút và tiếp cận khán giả như mong muốn hay là không.
Trong bài viết ngày hôm nay, bạn và mình sẽ đi tìm hiểu bounce rate là gì, các yếu tố làm tăng cao bounce rate cũng như làm gì để tối ưu hóa bounce rate web để giữ chân người dùng.
Bounce rate là gì? Bounce rate bao nhiêu là tốt?
Bounce rate hay tỷ lệ thoát trang là số liệu được tính toán trong việc đo lường phân tích web về việc tỷ lệ người dùng truy cập web, chưa kịp thao tác gì hết và rời đi, cụ thể là người dùng đó không mua sản phẩm, điền form hay click vào link được gắn trên web.
Nếu bạn là một nhà tiếp thị, bạn sẽ thấy bounce rate đóng vai trò quan trọng như thế nào khi nó phản ánh kết quả chiến lược maketing của doanh nghiệp, còn trong ngành SEO, bounce rate giúp bạn kịp thời các dấu hiệu bất thường của web như thời gian load trang hay kỹ thuật SEO chưa tối ưu.
Không một người làm SEO hay kinh doanh online nào muốn con số bounce rate vượt ngưỡng tỷ lệ 60%, tỷ lệ thoát trang nên nhỏ hơn và càng thấp càng tốt, bên cạnh đó bounce rate của từng loại web riêng biệt sẽ có sự khác nhau, các loại trang tin tức dễ dàng duy trì tỷ lệ thoát thấp nhưng đối với các web thương mại thì việc này là một thách thức đối với dân SEO nói riêng và mục tiêu doanh nghiệp nói chung.
Bounce Rate được tính trong Google Analytics như thế nào?
Bạn có thể nắm rõ tỷ lệ thoát trang với Google Analytics một cách nhanh chóng và bạn cũng không cần nhớ công thức vì mọi thứ đã được tính toán sẵn cho bạn hết rối. Nhưng nếu bạn nắm được nguyên lý của công thức tính bounce rate thì sẽ giúp bạn hạ thấp tỷ lệ thoát ra chắc chắn hơn nhiều.
Công thức bounce rate cho trang web và công thức bounce rate cho web nhìn chung đều giống nhau nhưng một bên là tính trên cùng 1 trang trong cùng 1 khoảng thời gian nhất định, cái còn lại là tính trên tất cả các trang.
Tại sao người dùng thoát trang? 5 yếu tố tác động xấu đến bounce rate là gì?
Vậy tại sao người dùng lại thoát trang? Trong phần tiếp theo bạn và mình sẽ tìm hiểu về cách cải thiện bounce rate, nhưng trước đó hãy cùng khám phá một vài nguyên nhân gốc rễ làm tăng cao điểm số bounce rate bạn nhé.
Tốc độ tải trang chậm
Tốc độ load trang là một trong những yếu tố cho Google để đánh giá, đo lường kết quả trên thanh công cụ tìm kiếm, thời gian là vàng là bạc đối với nhiều người, hãy cho khách hàng thấy web của bạn chỉnh chu ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên.
Content trên web không chất lượng
“Treo đầu dê bán thịt chó”, sự không liên quan giữa tiêu và nội dung web hay content quá “xôi thịt” sẽ không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi tìm đến web của bạn, họ sẽ rời web ngay lập tức khi thấy mình không đọc được nội dung đúng như ý định tìm kiếm.
Trải nghiệm người dùng (UX) không thân thiện
Trong thời đại mà sự tập trung của người dùng đang ngày càng rút ngắn lại thì việc gây ấn tượng với người dùng trong những giây đầu tiên là rất quan trọng, bên cạnh đó các nút bấm hay giao diện web không thân thiện khiến họ cảm thấy khó chịu khi dùng là điều nên tránh.
Web không có liên kết nội bộ
Xây dựng liên kết nội bộ dẫn khách hàng từ bài viết này sang bài viết khác, sẽ là giảm thiểu tỷ lệ thoát web đáng kể khi bạn cho khách hàng nhận thấy sự liên kết chặt chẽ giữa các nội dung với nhau.
Đọc thêm về backlink.
Web có lỗi kỹ thuật
Là những yếu tố không mong muốn như lỗi 404, lỗi javascript, lỗi plugin,... vậy nên khi nhận ra dấu hiệu bounce rate tăng bất thường, đừng do dự mà kiểm tra kỹ thuật web trước những tác động bên ngoài khác.
Đọc thêm về SEO audit.
Làm giảm bounce rate là gì và như thế nào? 7 cách tối ưu hóa bounce rate
Đôi khi bounce rate cao là một thứ tích cực cho web khi nó giúp bạn và team đối soát lại trang web từ đầu một cách kỹ lưỡng đồng thời kiểm tra sức khỏe web trọn vẹn, sau đây là các yếu tố bạn cần lưu ý để giảm tỷ lệ thoát trang:
- Xem lại các trang có tỷ lệ cao nhất
Với Google Analytics, bạn cần thao tác lần lượt như sau hành vi -> nội dung trang web -> trang thoát, để tìm các trang có bounce rate cao nhất. Điều này giúp bạn nhận diện các trang người dùng hay thoát ra nhất và nắm rõ thông tin cần thực hiện để cải thiện bounce rate.
- Kiểm tra thời gian trên trang web
Để xem dữ liệu tỷ lệ thoát ra, bạn cần xem xét với các số liệu khác như thực hiện so sánh chéo với các chỉ số thời gian khác nhau trên web. Làm việc này giúp bạn xác định vấn đề đang xảy ra là trên toàn bộ web hay chỉ với một trang cụ thể.
- Thử nghiệm A/B
Nếu bạn phát triển chiến lược cải tiến cho web của mình, thì thí nghiệm A/B là một cách tuyệt vời để xem chiến lược nào hoạt động tốt nhất. Chạy thử nghiệm A/B có nghĩa là bạn sẽ hiển thị một trang cho một nhóm khách hàng và trang thứ hai cho nhóm còn lại. Kết quả sẽ tiết lộ trang nào giữ độc giả lâu hơn, từ đó bạn có thể thay đổi nội dung trang cho phù hợp.
- Tối ưu hóa giao diện điện thoại di động
Với số lượng người truy cập web từ thiết bị di động ngày càng tăng và Google càng ngày ưu tiên thiết bị di động, khi lập web bạn nên có kế hoạch cho giao diện mobile một cách hoàn chỉnh. Một thiết kế web tốt chẳng có nghĩa lý gì khi nó mất nhiều thời gian để load trên điện thoại, khiến người dùng phải thoát ra và tìm trang khác.
- Làm cho trang của bạn dễ đọc hơn
Bạn cần làm cho bài viết trở nên hấp dẫn và dễ đọc hơn với việc sử dụng hợp lý các khoảng trắng, cỡ chữ lớn dễ nhìn, tiêu đề chính và phụ phân chia rõ ràng, các đoạn được chia tách rành mạch.
- Thiết lập CTA rõ ràng và vị trí đặt CTA phù hợp
Khi bạn có nội dungchất lượng, được tối ưu hóa chuẩn chỉnh, bạn cần phải suy nghĩ về hành vi mà bạn muốn người dùng truy cập thực hiện. Một CTA được sắp xếp hợp lý sẽ gia tăng số lượng hành động của khán giả.
Mặc dù bạn có thể có nhiều hơn một CTA, nhưng đôi khi quá nhiều CTA có thể khiến người đọc bị nhiễu và “mất hứng”. Bên cạnh đó, vị trí CTA trên trang, màu sắc và kích thước cũng phải được kiểm tra cẩn trọng.
- Sửa đổi mô tả meta
Từ khóa mục tiêu của bạn nên được bao gồm trong mô tả meta, cho người dùng lý do để truy cập web của bạn vì họ thấy rằng mô tả meta của bài viết tương thích với bạn để trên tiêu đề, nghĩa là bạn thu hút một lượng khán giả từ việc cho thấy sự uy tín của mình.
Đọc thêm về thẻ meta keywords.
Tìm hiểu về thẻ meta tag.
Phân biệt bounce rate và exit race
Đây là hai chỉ số cần thiết để đánh giá web và cùng là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn với nhau, vậy bounce rate là gì, exit race thực chất là gì. Bảng tóm tắt dưới đây sẽ cho bạn sự so sánh trực quan hơn:
Tổng kết
Tóm lại là, bounce rate là gì? sau khi đọc đến đây bạn đã có câu trả lời đầy đủ chưa nhỉ?
Bạn và mình vừa đi tìm hiểu tất tần tật về bounce rate, biết một bounce rate tốt là như thế nào cũng như cách thức để cải thiện bounce rate cho web, từ đó củng cố tỷ lệ chuyển đổi và thăng hạng lượng tìm kiếm tự nhiên.