Trong quá trình tối ưu SEO cụ thể là tối ưu SEO Onpage và Offpage thì tối ưu phần thẻ Meta tag cũng rất quan trọng. Tuy nhiên trong thẻ Meta tag này cũng có những thẻ quan trọng và những thẻ không quan trọng. Vậy nên trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho bạn mọi thứ về thẻ Meta tag là gì và cách sử dụng và tối ưu cho SEO nên hãy xem hết bài viết nhé!!!
Table of Contents
Thẻ Meta tag là gì?
Thẻ Meta tag là các dòng mã đặt trong phần đầu (<head>) đuợc sử dụng trong các tài liệu HTML và XHTML để cung cấp siêu dữ liệu hay thông tin về trang Web của bạn cho công cụ tìm kiếm cụ thể là Google. Những thông tin đó bao gồm: tiêu đề (title), từ khoá chính (keyword), tóm tắt nội dung hay ngôn ngữ được sử dụng, ….
Thẻ Meta tag là để cho các công cụ tìm kiếm như Google hiểu được nội dung của trang và có được phép thu thập hay lập chỉ mục chứ không phải cung cấp thông tin trực tiếp đến người dùng. Đa phần thì các user sẽ không thể thấy được các thẻ meta nếu họ biết cách xem mã nguồn của Website. Mặc dù nếu không có các thẻ meta tag này thì các trang Web cơ bản vẫn hiển thị tương đối đầy đủ nội dung của Website.
Tuy nhiên thì user vẫn thấy được thẻ meta tag và thẻ đó chính là <title> nếu xét sâu xa thì <title> không hẳn là thẻ meta, dù nó rất quan trọng. Đôi khi điều này cũng chưa đúng lắm bởi vì mỗi quan điểm cá nhân đều khác nhau.
Các loại thẻ Meta Tag quan trọng và tối ưu cho SEO
Nói chung thì có rất nhiều thẻ Meta tag tuy nhiên chúng ta chỉ nên sử dụng các loại thẻ quan trọng thôi vì nó cũng có thể giúp Webstie lên top rồi
1. Thẻ tiêu đề (title)
Đây có thể coi là thẻ quan trọng nhất trong các loại thẻ. Thẻ title là tiêu đề trang Web, cho biết chủ đề của Website nói về cái gì và bạn có thể nhấp nó trên SERPs đôi khi thì cũng hiển thị trên mạng xã hội và trình duyệt. Giả sử bạn xem HTML cho bài viết này, bạn sẽ nhìn thấy tiêu đề là:
<title> Thẻ Meta tag là gì? Cách sử dụng và tối ưu cho SEO </title>.
Thẻ tiêu đề này đặt ở phần <head> của trang Web bạn chủ yếu là để cung cấp ý tưởng toàn diện về nội dung bên trong. Đây là phần quan trọng nhất bởi vì nó là yếu tố để người dùng có thể click vào trang Web của bạn và một bài viết có tiêu đề tốt có thể làm tăng số lượng nhấp chuột, lưu lượng truy cập cả 2 đều tác động đến thứ hạng của Website.
Cách tối ưu chúng
- Mỗi trang của bạn đều có một tiêu đề duy nhất và nó sẽ mô tả toàn bộ nội dung của trang một cách ngắn gọn và đầy đủ.
- Cố gắng giữ độ dài ở mức từ 50-60 để không bị cắt ngắn trong phần SERPs.
- Hãy đặt từ khoá chính trước, nhưng theo một cách tự nhiên nhất như là bạn viết tiêu đề cho khách truy cập ngay lần đầu.
- Nếu được hãy sử dụng tên thương hiệu của bạn trong tiêu đề mặc kệ nó không hiển thị trên SERPs nhưng nó vẫn sẽ tạo ra khác biệt cho công cụ tìm kiếm.
Mẹo: Sử dụng thẻ title để thu hút sự chú ý
Thẻ title này không chỉ là nơi nổi bật trong SERPs mà bởi vì nó còn hoạt động như một tiêu đề tab trong trình duyệt trang Web của bạn. Có thể sử dụng nó để thu hút sự chú ý của người dùng.
2. Meta Description (Thẻ mô tả meta)
Thẻ này cũng nằm trong phần <head> của Website và cũng được hiển thị trong đoạn mã SERPS cùng với là title và URL trang. Ví dụ đây là mô tả của bài viết Cách viết bài Content chuẩn SEO của leominh.com
<meta name=”description” content=”Trong các công việc của người làm SEO thì công việc "Viết Content chuẩn SEO" là một nhóm công việc quan trọng bậc nhất. Các kỹ thuật SEO thì có thể biến đổi“/>
Đây không phải là một yếu tố để xếp hạng trang Web. Tuy nhiên, nó vẫn rất quan trọng bởi vì nhờ nó mà có thể tăng được traffic và CTR nên mới được xếp hạng top cao trên Google.
- Phần miêu tả này chiếm phần lớn của đoạn mã SERP có thể là lớn nhất bởi vì nó có thể kêu gọi mọi người nhấp vào bằng cách đưa ra những thông tin quan trọng hấp dẫn.
- Và đoạn mô tả này nếu chứa từ khoá mà người dùng tìm kiếm thì chắc chắn nó sẽ được in đậm. Điều này giúp làm nổi bật và cho các user thấy được thông tin mà họ muốn tìm kiếm.
Không nhất thiết là phải đưa toàn bộ từ khoá của bạn vào đoạn mô tả này thay vào đó hãy viết một đoạn mô tả thật hay có chứa từ khoá chính như vậy sẽ làm tăng khả năng người dùng nhấp vào.
Cách tối ưu chúng:
- Mỗi trang nên có một đoạn mô tả duy nhất để có thể phản ánh được giá trị của trang đó.
- Các đoạn description này trung bình từ 160-300 ký tự ( có cả dấu cách).
- Hãy chèn từ khoá chính và viết một đoạn mô tả thật hay trong tự nhiên nhất và tránh nhồi nhét quá nhiều từ khoá vào như thế sẽ không hay.
- Nên sử dụng lời kêu gọi hấp dẫn một cách độc đáo mà bạn đưa ra hoặc các gợi ý bổ sung về mong đợi như: Xem thêm, Tìm hiểu, Mua ngay,…
Mẹo: Mô tả meta tag không nhất thiết là 1 đoạn văn 1,2 câu mà thay vào đó có thêm một số thông tin về trang mà Google sẽ thu nhập để thêm phần đa dạng hơn. Chẳng hạn,
- Nếu về sản phẩm thì có thể thêm giá và thời gian.
- Còn với báo cáo mà có tác giả thì có thể thêm tác giả hay ngày sản xuất.
3. Thẻ meta tag Content-Type
Đối với thẻ này thì nó khá cần thiết bởi vì nó khai báo bộ ký tự của bạn cho trang và bắt buộc hiện diện trên mọi trang. Nếu bỏ qua điều này có thể ảnh hưởng đến trang của bạn hiển thị trong trình duyệt.
4. Thẻ meta Robots
Đây cũng là một thẻ khá quan trọng bởi vì thẻ robots này cấp trang có thuộc tính Content = “noindex” hướng dẫn Google không index bất kỳ trang nhất định nào. Thuộc tính nofollow hướng dẫn không theo bất kỳ liên kết nào trên trang đó
<meta name=”robots” content=”noindex” />.
Về cơ bản nếu không sử dụng meta tag Robots nghĩa là index và có follow. Vậy nên nếu bạn có lỡ quên đưa thẻ này vào thì cũng không có vấn đề gì bởi vì Google sẽ tự hiểu là Index và Follow. Thẻ này dùng chung với file robots.txt để đảm bảo rằng tìm kiếm của Google chỉ lập chỉ mục những trang nào bạn mong muốn ( loại bỏ các trang còn lại).
Bên cạnh đó cũng có các thẻ meta tag robots khác bạn cũng nên hiểu để áp dụng cho phù hợp:
- Nocache: tác dụng giống thẻ noarchive nhưng chỉ đối với thẻ MSN/live.
- Noarchive: Không cho bộ máy tìm kiếm lưu vào bộ nhớ của bản sao trang Web.
- Noodp: Ngăn Google tự tạo các miêu tả (meta description) từ những thư mục danh bạ Web DMOZ cũng như là một phần của snippet trong SERPs.
- Nosnippet: Không cho bot google tìm kiếm hiển thị miêu tả snippet của trang kết quả tìm kiếm và không cho phép chúng được hiển thị trong bộ nhớ.
5. Meta language
Thẻ này giúp cho việc khai báo ngôn ngữ chính mà trang Web của bạn sử dụng, để cho Google có thể định hướng người dùng tốt hơn. Thẻ này rất có ích nếu Website của bạn dùng nhiều ngôn ngữ. Và Website dùng ngôn ngữ tiếng Việt chính thì có cú pháp là: <html lang=”vi”>.
Các loại thẻ Meta Tag không quan trọng
Đây là các thẻ Meta Tag có thể trước kia có quan trọng nhưng có thể bị Google gỡ bỏ hoặc là chúng đã không quan trọng từ trước bạn chỉ biết qua thôi chứ không cần áp dụng làm gì
- Thẻ meta keywords: Như đã nói trên thì thẻ này trước kia rất quan trọng nhưng đã bị Google xoá bỏ bởi vì đã có một số thành phần xấu lạm dụng bằng cách spam rất nhiều làm Google không thể xếp hạng công bằng được. Tuy nhiên thì có những Web lớn vẫn còn dùng bởi vị họ muốn tối ưu mọi thứ trong SEO.
- Revisit after: Thẻ này là câu lệnh cho các con bọ của Google quay lại đây sau 1 khoảng thời gian nhất định, tiếc là Google không có tuân theo điều này.
- Rating: Được sử dụng để đánh giá mức độ nội dung “người lớn”/.
- Author/web author: Thẻ này được dùng để nêu tên tác giả. Tuy nhiên những trang Web cần ghi tên của tác giả chẳng hạn như một bài viết, thì ở trên trang đã có và hiện rõ để Google cũng như người đọc thấy được. Đây cũng là một thẻ không quan trọng.
Tổng kết
Qua bài viết này thì bạn cũng hiểu được rằng Meta tag là gì và cách sử dụng tối ưu cho SEO. Vậy nên hãy chọn lựa những Meta tag tốt nhất để tối ưu cho trang Web của bạn nhé.