Influencer marketing là một nền tảng online marketing, khắp khắp mọi nơi mọi biển quảng cáo đều là chiến dịch giữa influencer và nhãn hàng.
Là một mảnh ghép trong chiến lược nội dung của nhãn hàng, nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu thực chất influencer marketing là gì, và những lưu ý khi thực hiện chiến dịch influencer marketing với các cá nhân có tầm ảnh hưởng. Bài viết sau đây sẽ giải đáp từ A đến Z về influencer marketing.
Table of Contents
Influencer là gì? Influencer marketing là gì?
Trước khi giải nghĩa influencer marketing là gì, bạn và mình sẽ phải hiểu influencer là gì?
Nói một cách ngắn gọi influencer là người có sức ảnh hưởng nhất định đến người mua hàng, follower,… thông qua thương hiệu cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok,… và ngành người đó hoạt động, đôi khi influencer là những người hoạt động đa ngành.
Còn marketing là tiếp thị, vậy influencer marketing là phương thức tiếp thị trong đó nhãn hàng hợp tác với những người có sức ảnh hưởng để quảng bá cho chiến dịch truyền thông hay sản phẩm/ dịch vụ.
Thay cho việc quảng cáo trực tiếp đến khách hàng hay truyền tải thông điệp, giá trị nội dung thương hiệu như inbound marketing, làm influencer marketing nghĩa là thương hiệu trả hoa hồng cho influencer để họ giới thiệu, đề cập đến chiến dịch, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên các kênh phân phối truyền thông.
Giả sử bạn đang coi vid của một youtuber A nổi tiếng, anh ta đề cập đến một ứng dụng du dịch X rất hay ho và bảo bạn click vào đường link để tìm hiểu hay tải ứng dụng, tức là doanh nghiệp sở hữu ứng dụng X đó đang làm influencer marketing với người youtuber A và trả tiền hoa hồng cho A dựa trên số người click vào đường link trong phần mô tả và thực hiện CTA trong đường link.
Đọc thêm về tiếp thị liên kết (affiliate marketing).
Ở trên bạn đã hiểu được influener là gì và influencer marketing là gì, vậy bạn có thắc mắc ai có thể trở thành hay định vị bản thân là một influencer không?
- Celebrities (người nổi tiếng): người mẫu, diễn viên, MC, vận động viên,… là nhóm influencer có phủ rộng nhất
- Professional (chuyên gia): người có chuyên môn cao trong ngành
- Citizen: là người dùng MXH được yêu thích vì hoạt động năng suất trên đây như review sản phẩm,…
Để có thể được cộng hưởng tốt từ các influencer, các chiến dịch influencer marketing sẽ cần chọn lựa chi tiết ai là ai trong các giai đoạn của chiến dịch như thu hút, tiếp cận và hài lòng khách hàng. Theo dõi phần tiếp theo để biết rõ hơn về 4 cấp độ influencer cho chiếc lược influencer marketing.
4 kiểu Influencer cho chiến lược Influencer Marketing
Để đánh giá và lựa chọn người sức ảnh hưởng nảo cho các chiến lược influencer marketing, thương hiệu sẽ dựa trên lượng follower mà người đó sổ hữu được trên MXH.
- Mega influencer (hơn 1 triệu follower)
Nhóm này thường là những người nổi tiếng và tác động đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng về online lẫn offline, để có được “chữ ký” của các mega influencer đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có một ngân sách marketing cực kỳ lớn.
Dẫu vậy “tiền nào của nấy” thương hiệu sẽ nhận được kết quả vượt mức mong đợi, tuy nhiên làm việc cùng với mega influencer cũng đem lại nhiều rủi ro cho thương hiệu khi không may thay, người đó dính scandal trong quá trình chạy chiến dịch (ví dụ).
- Macro influencer (500k – 1 triệu follower)
Macro influencer tương tự với mega influencer và điểm khác biệt là họ có ít follower hơn, là các ngôi sao nổi từ Internet, Youtuber, người từ chương trình truyền hình thực tế,…
- Micro influencer (10k – 100k follower)
Với chi phí marketing khiêm tốn, thì nhóm này phù hợp với các công ty vừa và nhỏ và đôi khi các doanh nghiệp lớn cũng chọn micro influencer để đánh vào một nhóm khách hàng nhất định, chứng tỏ “nhỏ mà có võ”.
- Nano influencer (ít hơn 10k follower)
Các doanh nghiệp khi muốn làm influencer marketing một cách tiết kiệm nhất thì đây là nhóm thường được “chú ý”. Nhưng một thế mạnh của nhóm influencer này là cá nhân hóa trong việc tương tác với người theo dõi, từ đó nano influencer có thể giao tiếp “thường xuyên” với follower để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
6 bước xây dựng Influercer Marketing hoàn chỉnh
Wheww… khi đọc đến đây tức là bạn đã nắm được ai có thể trở thành influencer, và influencer marketing là gì, đúng không nào? Tiếp đến, bạn và mình sẽ cùng nhau đi qua 6 bước cho một chiến dịch influener marketing hoàn chỉnh nhé.
Bước 1: Thiết lập mục tiêu cho các hoạt động influener marketing
Không chỉ là influencer marketing, mà bất cứ chiến dịch truyền thông nào của doanh nghiệp phải có được mục tiêu rõ ràng trước khi bắt đầu. Đó là nền móng của một chiến dịch thành công, tùy theo chiến dịch và mục đích mà mục tiêu sẽ có sự khác nhau, từ đơn giản là tăng độ nhận diện thương hiệu cho đến tăng doanh thu bán hàng.
Bước 2: Xác định tệp khách hàng trong chiến dịch
Ai sẽ là kết quả thụ hưởng từ mục tiêu của doanh nghiệp? Một influencer marketing hiệu quả là khi tạo nên một sự ảnh hưởng tích cực đến tệp khách hàng mong muốn cũng như thúc đẩy hành động từ những follower của influencer.
Bước 3: Chọn thông điệp và có một bản kế hoạch truyền thông cụ thể
Influencer không chỉ đơn thuần nhận hợp đồng từ doanh nghiệp, xuất hiện trên vid hay đăng bài nói đôi ba lời về thương hiệu, mà họ phải nhất quán với thương hiệu về thông điệp truyền tải trên các kênh truyền thông cũng như có sự liên kết chặt chẽ với bản kế hoạch được đề ra trước đó, influencer marketing là một hoạt động cần thiết cho một kế hoạch truyền thông marketing tích hợp.
Đọc thêm về kế hoạch truyền thông tích hợp (IMC plan).
Bước 4: Lập ngân sách
Các influencer đều muốn nhận được “cát-xê” tương xứng với nỗ lực mà họ đã bỏ ra, khi lên ngân sách bạn cần tách biệt giữa thù lao cho influencer và chi phí sản phẩm/ dịch vụ. Sau đây là một vài câu hỏi tham khảo cho bạn trong quá trình lên kế hoạch tài chính:
- Mục đích của chiến dịch là gì?
- Ngân sách cho influencer marketing là bao nhiêu % trong chuỗi chiến dịch? Cần bao nhiêu influencer đề phù hợp với ngân sách và mục tiêu chiến dịch?
- Nền tảng chính doanh nghiệp muốn tập trung nhiều nhất là gì?
Bước 5: Tìm influencer phù hợp
Như đã đề cập ở phần ngân sách, nhãn hàng không chỉ lựa chọn influencer match với ngân sách được định sẵn mà còn phải đúng với mục tiêu và quy mô phủ rộng chiến dịch nhắm đến.
Hãy cân nhắc các công cụ hỗ trợ cho việc kiếm tìm influencer fit với chiến dịch influencer marketing của thương hiệu: BuzzSumo, Upfluence, HypeAuditor,…
Bước 6: Theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch influencer marketing
Đánh giá hiệu năng sau mỗi giai đoạn influencer marketing để kịp thời chỉnh sửa những thiếu sót cũng như quyết định hợp tác với influencer hiện thời hay không, việc này bảo đảm cho lần influencer marketing tiếp theo của doanh nghiệp tốt hơn thế nữa.
Các lưu ý cho chiến dịch influencer marketing
- Tìm người phù hợp, không phải người tốt nhất
Ở phần trên, chúng ta đã cùng nói về 4 dạng influercer dựa trên follower của họ, người có lượt theo dõi càng cao chứng tỏ có độ lan rộng mạnh mẽ, tuy nhiên với một chiến dịch marketing thì doanh nghiệp phải dựa trên ngách, lĩnh vực công việc influencer đảm nhiệm thường nhật để phù hợp với mục tiêu chiến dịch cũng như sản phẩm/ dịch vụ công ty.
- Không chi phối quá mức influencer
Dẫu rằng doanh nghiệp là người thuê các influencer và họ có quyền quết định mọi hoạt động của người đó trên MXH về sản phẩm/ dịch vụ, nhưng nhãn hàng cũng nên để cho “người đại diện” tự sáng tạo nội dung để thể hiện đặc tính của influencer, một trong những điều khiến khán giả trở thành follower trung thành của họ.
Tổng kết
Kể từ khi Internet bùng nổ, hàng loạt mạng xã hội ra đời, số lượng người dùng MXH tăng chóng mặt, thì influencer marketing là miền đất hứa cho nhiều bạn trẻ với mong muốn trở thành người có sức hút trên cộng đồng Internet cũng như là nơi cho nhiều doanh nghiệp kỹ thuật số hóa các hoạt động tiếp thị.
Với những thông tin liên quan đến influencer là gì, influencer marketing là gì cũng như những điều kiện cần và đủ cho một chiến dịch influencer marketing thành công, mình mong bạn đã hiểu rõ hơn về loại hình chiến dịch truyền thông này nhé.