Ngày nay các doanh nghiệp dành nhiều “ưu ái” cho kế hoạch truyền thông marketing tích hợp, vũ khí hữu hiệu để xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực giữa khách hàng và công ty. Bên cạnh đó, thế giới đang có xu hướng kỹ thuật số hóa và kết nối đa nền tảng với nhau, vì thế sự giao tiếp giữa người dùng và doanh nghiệp theo đó đổi thay nhanh chóng, khách hàng dần trở nên quyền lực hơn, họ tương tác và có sức ảnh hưởng đến thương hiệu một cách trực tiếp.
Vậy làm cách nào để các marketer chiều lòng các “thượng đế” bằng IMC plan đây? Để giải mã câu trả lời, cùng bài viết hiểu rõ IMC plan là gì, marketing tích hợp là như thế nào và cách để phát triển kế hoạch truyền thồng marketing tích hợp.
Table of Contents
IMC Plan là gì?
IMC plan, kế hoạch IMC, viết tắt của Integrated Marketing Communication, tên gọi khác là truyền thông tích hợp, là sự kết hợp giữa các chiến lược quảng cáo và hoạt động truyền thông trên đa kênh để truyền tải một thông điệp thống nhất, có sự gắn kết chặt chẽ giữa thương hiệu và người dùng.
IMC plan được những nhà marketer lựa chọn là phương pháp hiệu quả để chia sẻ thông điệp, tiếng nói của thương hiệu để tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng, và để làm được điều đó IMC plan phổ biến với các công cụ marketing sau đây mà chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong phần kế tiếp.
- Advertising – Quảng cáo
- Direct Marketing – Marketing trực tiếp
- Sale Promotion – Khuyến mãi
- Public relations – Quan hệ công chúng
- Personal Selling – Bán hàng cá nhân
Tại sao marketer cần IMC plan
Phát triển kế hoạch truyền thông marketing IMC là một quy trình toàn diện, yêu cầu thời gian và sự đầu tư, nhưng thành quả sau những chiến dịch thành công lại gấp nghìn lần các nổ lực mà công ty đã dành ra, Một IMC plan hiệu quả có thể thúc đẩy tăng doanh thu bán hàng và biên lợi nhuận cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
Truyền thông marketing tích hợp phục vụ người dùng bằng việc điều hướng giao tiếp với nhãn hàng thông qua quá trình quyết định và mua hàng của họ. Điều này cho phép thương hiệu phát triển mối quan hệ vững bền với khách hàng cũng như cùng họ xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách đồng thuận và có lợi cho đôi bên.
Thêm vào đó, các chiến lược truyền thông marketing tích hợp là cơ hội để xây dựng và củng cố lòng trung thành với thương hiệu của người tiêu dùng. Một nền tảng khách hàng bền vững là chìa khóa cho sự thành công dài lâu của doanh nghiệp.
Một ý nữa là ICM plan giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận từ những chiến dịch truyền thông hiệu quả xuất chúng, sự đồng bộ thông điệp của IMC plan tạo nên tiếng vang và tác động tích cực lên khách hàng, hơn là việc các công ty chỉ chăm chăm lan tỏa các thông điệp một cách rời rạc đến từng khách hàng.
Ưu điểm và nhược điểm của truyền thông tích hợp
Dẫu cho IMC plan đem lại các ích lợi vô giá như vậy cho doanh nghiệp nhưng không có thứ gì là hoàn hảo cả, trước khi bàn về khuyết điểm của kế hoạch truyền thông marketing tích hợp thì hãy điểm lại những ưu điểm mà IMC plan mang đến cho doanh nghiệp.
Ưu điểm
- Chi phí thấp nhưng hiệu quả cao
Với việc lan tỏa xuyên suốt chiến dịch một thông điệp duy nhất – nhất quán – có giá trị để truyền thông đa kênh không những tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp mà còn khiến khán giả nhớ về thương hiệu nhiều hơn từ các nguồn lực sẵn có và cách thức quảng cáo 0 đồng như quảng cáo bằng miệng hay tiếp thị giới thiệu khi chiến dich gây ấn tượng mạnh cho một nhóm đối tượng.
- Phủ sóng khắp mọi nẻo đường
Thực hiện chiến dịch IMC đồng nghĩa với việc thông điệp, hình ảnh thương hiệu sẽ được phủ khắp trên mọi mặt trận truyền thông từ quảng cáo ngoài trời, internet, banner trạm bus,… Tuy nhiên, có lẽ sẽ có một vài chiến dịch khiến “người qua đường” không mấy “mặn mà” nhưng khi những khoảnh khắc của một chiến dịch xuất hiện đủ nhiều và gây tiếng vang trong lòng một bộ phận cũng đủ khiến người ta nhớ nhung về nó.
- Phát triển mối quan hệ với khách hàng và duy trì lòng trung thành của họ với thương hiệu
IMC plan là cách làm tiếp thị dựa trên góc nhìn của tệp người dùng mục tiêu, vì vậy khi thương hiệu thực hiện các hoạt động thuộc truyền thông marketing tích hợp đều hy vọng dựng xây nên các mối quan hệ đáng nhớ với khách hàng cũ và gây ấn tượng mạnh mẽ với một lượng khách hàng mới. Từ đó, khi thông điệp của chiến được lặp đi lặp với dưới nhiều lớp nghĩa câu chuyện khác nhau thì người dùng dần dần có niềm tin và thiết lập lòng trung thành với sản phẩm/ dịch vụ thương hiệu.
- Nâng cao nhận thức thương hiệu
Bằng cách hoạt động đa kênh, hướng đến một tệp người dùng nhất định với một thông điệp nhân văn, có ý nghĩa sâu xa thì họ sẽ càng ấn tượng với doanh nghiệp hơn, thông qua đó, IMC plan giúp doanh nghiệp bồi đắp vững chãi hơn về nhận thức người tiêu dùng đối với thương hiệu.
Nhược điểm
- Bất đồng giữa các bộ phận là không thể tránh khỏi
Để làm nên một IMC plan hoàn chỉnh cần nhiều bộ phận từ các phòng ban trong công ty hợp tác với nhau, do đó đôi khi sự hợp tác giữa nhiều bên sẽ dẫn đến những bất đồng không đáng có. Vì thế, cần phải có những cuộc hội thoại thấu hiểu công việc của nhau giữa các bộ phận trước khi tiến hành công việc.
- Quá tải thông tin
IMC plan yêu cầu một lượng lớn thông tin, dữ liệu,… đến từ nhiều team phụ trách khác nhau dẫn đến tình trạng bị quá tải đối với một số quy trình nội bộ trong quy trình tổng. Do vậy, người phụ trách chính của IMC plan cần có những kế hoạch và khâu quản lý để kiểm soát lượng thông tin cần nạp cho chiếc dịch cùng như lơ đi các mẫu tin tức không quá quan trọng.
- Không dành cho mọi doanh nghiệp
Không phải công ty nào cũng có thể thực hiện IMC plan, để đạt đến kết quả nhất định doanh nghiệp phải có kinh phí dồi dào cho các hoạt động truyền thông.
7 công cụ truyền thông marketing tích hợp phổ biến
Như đã hứa ở phần đầu, bây giờ chúng ta sẽ đi chi tiết hơn về các công cụ truyền thông trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp.
Công cụ marketing: quảng cáo (advertising)
Quảng cáo là một loại hình truyền thông được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu khi muốn quảng bá sản phẩm/ dịch vụ đến tay người tiêu dùng vì quảng cáo sẽ được lặp đi lặp lại với tần suất ổn định trong một quỹ thời gian ngắn giúp người dùng nghĩ về sản phẩm, thông điệp mà thương hiệu muốn sẻ chia.
Có các hình thức quảng cáo như sau:
- Quảng cáo ngoài trời: banner, bảng hiệu, pano,…
- Quảng cáo trực tiếp: triển lãm, hội chợ, trực tiếp tại cửa hàng…
- Kỹ thuật số: tivi, radio, podcast…
- Quảng cáo in ấn: báo chí, tờ rơi, ấn phẩm…
Công cụ quảng cáo: marketing trực tiếp (direct marketing)
Marketing trực tiếp là khi marketer sử dụng các hình thức tiếp thị để giao tiếp trực tiếp với từng khách hàng như telesales marketing, email marketing,… nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng và tạo ra phản hồi ở ngay thời điểm giao dịch.
Công cụ truyền thông: khuyến mãi (sales promotion)
Khuyến mãi là công cụ hữu ích khi triển khai các chiến lược truyền thông marketing tích hợp làm gia tăng doanh thu bán hàng nhanh chóng vì có người tiêu dùng nào mà không thích hàng giảm giá.
Khuyến mãi được chia thành hai dạng:
- Khuyến mãi hướng vào người tiêu dùng
Doanh nghiệp áp dụng chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu người dùng mua ngay, mua nhiều để tăng lượng hàng bán ra trong khoảng thời gian nhất định, thường là phiếu giảm giá, tiền thưởng, tặng sản phẩm mẫu, mua 1 tặng 1,…
- Khuyến mãi hướng vào thương mại
Doanh nghiệp hướng đến các nhà phân phối và nhà bán lẻ để quảng bá sản phẩm như là ưu đãi giá, triển lãm thương mại, phụ cấp khuyến mãi và hàng hóa,…
Công cụ marketing: quan hệ công chúng (public relations)
Quan hệ công chúng không còn quá xa lạ cho các nhãn hàng khi họ dùng để quảng bá hình ảnh thương hiệu, có một số loại hình phổ biến như là tham gia hoạt động tài trợ, tổ chức sự kiện, họp báo ra mắt/ giới thiệu sản phẩm mới,…
Công cụ quảng cáo: bán hàng cá nhân (personal selling)
Bán hàng cá nhân là hình thức bán hàng trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên bán hàng, điều này cho phép người dùng “mắt thấy tai nghe” trực tiếp sản phẩm và hiểu rõ các thông tin, hình ảnh liên quan đến sản phẩm một cách cụ thể nhất. Vì phải nói chuyện trực diện với khách hàng nên mô hình này đòi hỏi người nhân viên tư vấn phải am hiểu tường tận về sản phẩm đang chào bán, có kỹ năng và thái độ giao tiếp chuyên nghiệp,
Công cụ truyền thông: marketing mạng xã hội
Cho đến thời điểm hiện tại, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng đặc biệt của mạng xã hội trong việc tiếp cận người dùng. Đây là nơi kết nối doanh nghiệp với khách hàng nhanh chóng và tiện lợi để bán hàng, tư vấn trực tuyến hay chăm sóc khách hàng.
Công cụ marketing: tài trợ (sponsorship)
Thương hiệu có thể tăng độ nhận diện thương hiệu bằng việc tài trợ cho các sự kiện, chương trình sinh viên,... không chỉ gói gọn trong việc cung cấp hiện kim mà nhà tài trợ có các loại sau như tài trợ nội dung, tài trợ hình ảnh,…
6 bước lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp
Khi bạn đọc đến đây, có lẽ bài viết cũng hơi dài rồi… nhưng IMC plan không dừng lại ở khái niệm, hình thức, tiếp đến chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về 6 cách phát triển IMC plan nhé.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Marketer cần xác định ba mục tiêu chính cho chiến dịch sắp thực hiện: business objective (mục tiêu kinh doanh), marketing objective (mục tiêu marketing) và communication objective (mục tiêu truyên thông).
Để có thể xác định cụ thể các mục tiêu, bạn có thể tham khảo mô hình task map dưới đây:
Bước 2: Chọn lựa đối tượng mục tiêu
Mục tiêu của chiếc dịch quan trọng một thì đối tượng mục tiêu quan trọng mười vì đơn giản là bạn áp dụng sai mục tiêu thì mọi công sức đều trở nên vô ích, đổ sông đổ bể.
Vậy làm thế nào để xác định đối tượng người dùng cho chiến dịch truyền thông marketing tích hợp? Trước hết bạn cần chia nhỏ khách hàng ra từng nhóm khác nhau dựa trên địa lý, nhân khẩu học, tâm lý, hành vi,… từ đó hãy chọn ra tệp người dùng tương quan với mục tiêu chiến dịch.
Bước 3: Đào sâu insight
Insight là những suy nghĩ ẩn sâu, hành vi tâm lý của người dùng, và những điều trên thì luôn biến đổi theo thời gian, vì thế tìm ra insight luôn là một vấn đề nhức nhối đối với nhiều marketer, một khi khám phá ra insight và khai phá đúng đắng thì nghĩa là người làm tiếp thị gần như giải quyết được “nỗi đau” (pain point) cho khách hàng.
Khi tìm insight, bạn cần phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản sau:
- Ngắn, đơn giản và đi vào vấn đề
- Thực tế
- Góc nhìn mới mẻ
- Có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
Sau đây là 3 bước tìm hiểu insight mà bạn có thể tham khảo nhé:
- Collect
Đầu tiên, bạn cần thu thập dữ liệu từ internet, khảo sát từ khách hàng thân thiết hay trò chuyện trực tiếp với người dùng, sau đó phân loại những insight phần nào tương tự nhau hoặc chung một root cause, một nguyên nhân mà dẫn đến.
- Connect và dig deeper
Tiếp đến, tập trung vào điểm chung của các thông tin mà bạn đã phân loại ra trước đó, liên kết các thông tin liên quan với nhau, tìm ra một chủ thể thông tin lớn bao quát các chủ thể nhỏ và tiếp tục đào sâu hơn nữa. Đây là bước mà bạn và team sẽ thách thức bộ não với hàng nghìn câu hỏi vì sao.
- Crafting
Cuối cùng là rõ ràng và cụ thể hóa insight, lựa chọn các dữ liệu quan trọng và liên quan đến mục tiêu chiến dịch, sắp xếp và diễn đạt thành một câu hoàn chỉnh.
Bước 4: Nghĩ ra big idea
Nắm được insight là nắm được vấn đề của khách hàng, việc tiếp theo là nghĩ ra một ý tưởng độc đáo để giải quyết nó, còn gọi là big idea, đây là trái tim của mọi chiến dịch, định hướng cho mọi hoạt động truyền thông. Đi kèm với big idea là thông điệp chính, chủ đạo xuyên suốt chiến dịch để người dùng thực sự thấu hiểu điều mà thương hiệu muốn truyền tải.
Nhưng hãy nhớ rằng big idea là phải khả thi, phù hợp với ngân sách doanh nghiệp và quan trọng hơn big idea phải là kết quả của insight chứ không phải bạn chọn insight A mà lại đi làm big idea cho insight B.
Nhìn chung, một big idea có khả năng triển khai phải đáp ứng những điều sau: đơn giản, độc đáo, có sức hút, có khả năng lan tỏa và xoay quanh cái tôi, “cá nhân hóa” để khách hàng thấy bản thân mình trong chiến dịch.
Bước 5: Phát triển kế hoạch triển khai
Đến đây, bạn cần lập ra một kế hoạch chi tiết để triển khai các giai đoạn trong chiến dịch, từng hoạt động trong giai đoạn kéo dài bao lâu, kinh phí bao nhiêu, thông điệp phụ của từng giai đoạn để support cho thông điệp chính như thế nào.
Bước 6: Đánh giá hiệu quả IMC plan
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chính là đo lường hiệu quả của chiến dịch, ở đây bạn cần đặt ra các chỉ số KPI, chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch và xem xét lại liệu team đã đi đúng hướng như kế hoạch hay không, bài học rút ra là gì?
3 vị trí công việc cấp cao chuyên môn về IMC
Cộng hưởng từ sự tiến bộ của công nghệ thông tin, lĩnh vực truyền thông marketing tích hợp bùng nổ giúp cho marketing truyền thống có những bước tiến “kỹ thuật số hóa” và vì thế maybe you miss… thông tin cực kỳ hữu ích là hiện nay có 3 vị trí công việc cho bạn cơ hội thử sức bản thân với công việc liên quan đến IMC plan đầy hấp dẫn này.
Lưu ý: IMC plan là nỗ lực của nhiều phòng ban khác nhau, công sức của mỗi cá nhân, ở đây mình đưa ra 3 công việc tham khảo, nơi mà người quản lý “buộc” phải có chuyên môn cao để thực hiện và dẫn dắt các quy trình trong IMC plan cho toàn bộ team.
Social media manage
Sự hiện diện của mạng xã hội là vô cùng quan trọng cho mọi công ty lớn nhỏ và việc đảm bảo truyền thông thương hiệu trên MXH vững mạnh là một thách thức không hề nhỏ.
Các nhà quản lý MXH phải phát triển các chiến lược để giữ chân khách hàng cũ và khám phá người dùng mới trên đa nền tảng như Facebook, Insstagram hay Tiktok.
Media brand manager
Các công ty kinh doanh sản phẩm vật lý hoặc dịch vụ cần có chiến lược truyền thông chỉnh chu, hiệu quả để đưa sản phẩm/ dịch vụ của mình đến với công chúng, vì thế khi không sở hữu một đội ngũ làm IMC plan vô tình doanh nghiệp đang cản trở sự đổi mới thương hiệu từ kế hoạch truyền thông marketing.
Ngoài ra, media brand manager thường là outsoure đối với các công ty kinh doanh cho công việc xây dựng chiến lược branding cho thương hiệu. Những người này thông thường làm trong việc trong các agency, công ty quảng cáo, họ là những cá nhân đã tham gia các chiến dịch khác nhau cho đa dạng công ty với đa dạng ngành nghề vì thế họ có những góc nhìn chuyên nghiệp về việc phát triển truyền thông tích hợp IMC plan.
Art director
Là người chịu trách nhiệm toàn bộ về thẩm mỹ, bộ mặt, hình ảnh thương hiệu cho các chiến dịch marketing, giám độc nghê thuật có chuyên môn trong truyền thông marketing tích hợp cho các sản phẩm online và offline, video hay các thành phẩm “làm thỏa lòng” đôi mắt của khán giả.
Tổng kết
Thực hiện một chiến dịch truyền thông tích hợp không phải là công việc đơn giản đối với dân làm tiếp thị, đặc biệt người làm tiếp thị kỹ thuật số cần có sự thích nghi, học hỏi và theo kịp biến đổi của thế giới số để nhanh chóng ứng dụng kiến thức mới vào những IMC plan tuyệt diệu.
Vừa rồi, bạn và mình đã đi qua một vài thông tin về IMC plan là gì, công cụ trong IMC plan, những điều cần chú trọng và lưu ý khi làm IMC plan cũng như là 6 bước để phát triển kế hoạch truyền thông tích hợp từ A đến Z, mình hy vọng rằng với những thông tin trong bài vieeset bạn sẽ nắm rõ ràng hơn về IMC plan là gì và cách thực hiện nó trong công việc thực tiễn nhé.