Theo Content Marketing Institute
- 43% các nhà tiếp thị nội dung B2B phải lập content strategy
- 60% những nhà tiếp thị nội dung B2B thành công nhất phát triển chiến lược nội dung
Vậy chiến lược nội dung hay content strategy là gì? Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược nội dung? Làm thế nào để xác định một content strategy tốt?
Table of Contents
Content strategy là gì?
Content strategy là gì? Content strategy là đưa ra tầm nhìn, định hướng và triển khai các quy tắc, chiến thuật cho nội dung của các hoạt động tiếp thị để hỗ trợ cho các mục tiêu của doanh nghiệp.
Tóm lại là, content strategy là công cụ tối quan trọng để doanh nghiệp thực hiện các hành vi để tăng lượng traffic, leads, hay doanh thu từ việc sáng tạo nội dung bởi vì nó quyết định đến các yếu tố như AI, CÁI GÌ, Ở ĐÂU, KHI NÀO VÀ bạn lập kế hoạch NHƯ THẾ NÀO để giao tiếp với người tiêu dùng.
Content strategy cơ bản bao gồm những tiêu chí sau:
- Bạn mong muốn đạt được gì từ chiến lược nội dung
- Bạn muốn sản phẩm đến tay ai
- Loại content bạn muốn sản xuất là gì
- Content bạn tạo nên giúp ích gì cho doanh nghiệp
- Bạn cần làm gì để content của bạn đánh bật đối thủ cạnh tranh
- Bạn chia sẻ và quảng cáo nội dung như thế nào
- Cuối cùng, bạn dùng những chỉ số nào để đo lường sự thành công cho content strategy của bạn (chẳng hạn là ROI, lượt reach,…)
7 bước để xây dựng content strategy
Thiết lập mục tiêu
Mục đích của việc lập kế hoạch content marketing là gì? Tại sao bạn cần sản xuất nội dung cho content marketing?
Hãy cụ thể hóa các nhiệm vụ cần đạt trước khi lên kế hoạch, nó giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về những việc cần nên làm cho một content strategy hiệu quả.
Nghiên cứu người dùng
Để sở hữu một chiến lược nội dung thành công, bạn cần định nghĩa rõ tệp người dùng tiêu thụ nội dung là ai, hay còn gọi là chân dung khách hàng.
Điều này đặc biệt cần thiết cho những ai mới “chập chững” bước vào ngành marketing, chỉ với việc hiểu rõ khách hàng hướng đến là ai, họ như thế nào thì bạn có thể dễ dàng làm nên một content strategy chuẩn và cung cấp đúng giá trị mà khán giả thích, từ đó đem đến cho bạn kết quả tỷ lệ chuyển đổi vượt ngoài mong đợi.
“Chạy thử” nội dung
Trong giai đoạn đầu, nhiều nhãn hàng thử nghiệm nội dung với các trang blog, bên cạnh đó là nội dung đa kênh cho nhiều nền tảng khác nhau. Làm công việc này trước khi chính thức ra mắt các nội dung tương lai, bạn có thể nắm được chi tiết hơn, đo lường chính xác hơn những kênh có khả năng sinh ra kết quả cao và ngược lại.
Dù bạn đang ở trong giai đoạn nào, thì “xét duyệt” nội dung sẽ giúp bạn định hướng được những content nào thu hút khán giả, sớm nhận ra các lỗ hổng trong topic cluster và bắt đầu với những idea mới.
Chọn hệ thống quản lý nội dung
Một vài đầu việc cần làm trong quản lý nội dung là sáng tạo, phát hành và phân tích nội dung.
Để tối ưu hóa bước này, bạn có thể sử dụng các công cụ CMS để quản lý và kịp thời điều chỉnh content strategy nhanh chóng và bền vững hơn, điển hình là WordPress.
Xác định rõ loại content hướng đến
Ở ngoài kia, có vô vàn lựa chọn để bạn phục vụ cho công việc sáng tạo của mình, từ content “nhiều chữ” như ebook, blog cho đến nội dung âm thanh (podcast).
Brainstom ý tưởng nội dung
Khi đã nắm được content strategy là gì, vẽ chi tiết bức tranh mục tiêu cần bán, định rõ người dùng tương lai, loại content cần làm, thì giờ đây đến lúc bạn dành thời gian cho việc sản sinh idea cho dự án của bạn. Ở bước này, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của các công cụ để tạo ra nội dung phù hợp với xu hướng người mua hàng.
Phát hành và quản lý nội dung
Sử dụng timeline sẽ hỗ trợ bạn đi đúng hướng và kiếm soát được thư viện nội dung khổng lồ của content strategy. Ngoài ra, bạn cũng cần tạo lập một kế hoạch đăng bài trên MXH để truyền tải và quản lý nội dung độc lập trên đây.
Bên cạnh đó, khi làm content strategy bạn nên lưu ý những nội dung không bao giờ cũ (evergreen) như các ngày lễ trong năm, hay Tết, những mẫu nội dung tha hồ cho bạn khai thác để đến gần hơn với khán giả của mình.
Phân biệt: content strategy và content marketing
Vừa rồi, chúng ta đã đi qua content strategy là gì? và 7 cách để xây dựng một chiến lược nội dung “chuẩn chỉnh”. Tiếp đến, chúng ta sẽ làm rõ sự khác nhau của content strategy và content marketing, một khía cạnh mà nhiều người làm sáng tạo nội dung đôi khi chưa vững.
GHI NHỚ: content strategy là một hoạt động cao cấp hơn content marketing.
Nói theo cách khác, content strategy là tờ hướng dẫn sử dụng content marketing.
Content strategy là một quá trình lập kế hoạch và quyết định ai là người hưởng lợi từ nội dung của bạn, nội dung của bạn thu hút khán giả như thế nào và kết quả mà chiến lược nội dung đem đến là gì.
Mặt khác, content marketing là một chuỗi công tác tổ chức, lập bảng biểu, sáng tạo, ra mắt và quảng bá các sản phẩm của content strategy, hay muốn có content marketing được triển khai từ A đến Z trước hết phải có được một content strategy chất lượng.
Có thể nói rằng, content marketing là một điểm đến và content strategy là cách bạn lên kế hoạch để trải nghiệm và tới được cái đích ấy.
Content strategy giúp bạn đảm bảo các hoạt động trong của content marketing đang đi đúng hướng như dự định, không có một chiến lược nội dung cụ thể, bạn và team chỉ đang lãng phí thời gian và tiền bạc (rất nhiều tiền) để tạo nên content mà không được khán giả đón nhận và kết cục là, doanh nghiệp không có được kết quả như mong muốn.
Tổng kết
Từ các thông tin về content strategy là gì, các bước lần lượt để xây dựng chiến lược nội dung và content strategy không giống với content marketing như thế nào. Mình hy vọng bài viết đã cung cấp những mảnh tin bổ ích cho việc sáng tạo nội dung nói riêng và sự nghiệp marketing nói chung.
Một doanh nghiệp có sự đầu tư chất lượng vào content strategy sẽ có những hoạt động truyền thông gây tiếng vang và giúp tỷ lệ ROI cao hơn so với đối thủ. Nhưng để sáng tạo nên một content strategy xuất sắc, người làm tiếp thị cần thời gian và chi phí không hề nhỏ, vậy nên hãy nghiên cứu, nghiên cứu, và nghiên cứu thật kỹ lưỡng trước khi có được một chiến lược nội dung ấn tượng.