Lưu ý: Hỗ trợ giảm học phí cho học viên cũ khoá SEO lên đến 50%. Liên hệ đội ngũ hỗ trợ ngay!

content creator là gì

Content creator là gì? Tất tần tật về nghề làm content creator

Content creator là gì? Tại sao trở thành người sáng tạo nội dung trong cuộc sống 4.0 lại HOT đến như vậy? Cùng bài viết dưới đây khám phá những sự thật thú vị về việc làm content creator bạn nhé.

Content creator là vị trí gì trong doanh nghiệp? 

Content creator là người chịu trách nhiệm việc phát triển, hình thành và tạo ra nội dung truyền thông để kết nối và cung cấp giá trị giữa thương hiệu và khách hàng tiềm năng của họ.

Một content creator có thể thỏa sức thực hiện hóa ý tưởng của mình trên mọi phương tiện truyền thông như video (youtube, tiktok,…); viết lách (blog, content writing,…); âm thanh (podcast, radio,…).

content creator là gì

Bất kể hình thức doanh nghiệp nào cũng cần nhà sản xuất nội dung, từ các tập đoàn lớn đến công ty quy mô vừa và nhỏ, thậm chí trong vài năm trở lại đây làm content creator tự do đang là xu hướng của nhiều bạn trẻ vì công việc không gò bó chốn văn phòng, thời gian linh hoạt nhưng trái lại sự kỷ luật là điều tất yếu.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nội dung trực tuyến trở thành một chiếc lược tiếp thị cho nhiều hoạt động truyền thông vì một content ấn tượng sẽ kết nối thương hiệu với người tiêu dùng một cách trọn vẹn nhất, đồng thời dễ dàng xây dựng mối quan hệ bền lâu với khách hàng mà thời kia ít có cơ hội để không làm.

Tầm quan trọng của một content creator đối với doanh nghiệp 

Bạn cần hiểu rằng mọi lĩnh vực đều có đối thủ cạnh tranh, và với vô vàn các thương hiệu/ sản phẩm trôi nổi ngoài kia, chỉ có sự sáng tạo mới giúp bạn nổi bật giữa đám đông.

Ngày nay, người dùng có xu hướng tìm hiểu sản phẩm/ công ty trước khi quyết định “xuống tiền”, vậy nên giữa hàng tỷ kết quả trên Google, bạn chỉ có vài giây để lọt vào mắt xanh của những “thượng đế”.

Do vậy, sáng tạo nội dung đối với một doanh nghiệp/ cá nhân là cực kỳ quan trọng, nếu bạn không tự mình làm nên các sản phẩm sáng tạo hoặc sở hữu một đội ngũ content creator thì bạn đang để mất hàng triệu khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ rồi đó.

Các công việc cụ thể của 1 content creator

Sáng tạo nội dung là thực tế hóa ý tưởng bằng nhiều hình thức như mạng xã hội, blog, podcast hay các nền tảng video, các dự án truyền thông, đồ họa và nhiều hơn thế nữa. Miễn là bạn có ý tưởng, có công cụ để truyền tải thông điệp, tạo nên giá trị từ ý tưởng ấy cho người dùng, người xem, người đọc, người nghe,…

Dĩ nhiên, đó chỉ là những công việc sơ khai mà người sáng tạo nội dung phải làm, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bạn làm việc cho ai, khách hàng của bạn như thế nào, công việc cụ thể cần hoàn thành là gì,… sẽ có sự thay đổi tùy theo lĩnh vực và quy mô công ty bạn chọn. Nhưng nhìn chung, làm content creator yêu cầu những “tay nghề” sau đây:

  • Phân tích thương hiệu

Đánh giá, phân tích nhãn hãng từ A đến Z, bao gồm phong cách, điểm mạnh, thế yếu, đối thủ cạnh tranh hay chiến lược nội dung họ từng thực hiện để đo lường hiệu quả doanh nghiệp (thường dùng nhất là chỉ số ROI).

  • Phát triển content

Content hay nội dung là yếu tố cần và đủ của một content creator, không chỉ ở hiện tại mà còn về sau. Vì lẽ đó, content có vai trò rất rất quan trọng đối với doanh nghiệp như vị doanh nhân Gary Vee từng nhận xét:

”bạn cần phải tạo ra nhiều, rất nhiều content trong năm 2022”

Nhưng một idea tồi là một thứ được tạo ra không giúp ích cho nhu cầu của người dùng, không giúp khách hàng chữa lành “chỗ đau” (paint point) từ sản phẩm của bạn. Do vậy, bạn phải liên tục ngày qua ngày buộc cơ bắp sáng tạo làm việc hết năng suất.

  • Quản lý dự án

Ngày nay bạn đang chứng kiến số lượng content creator tăng lên từng giờ từng phút từng ngày, nhưng để trở thành một content creator có thu nhập “tương đối” thì số lượng công việc của một content creator là rất lớn.

Chính vì thế, là một nhà sáng tạo nội dung thời 4.0, bạn phải biết quản lý các dự án một cách tổng thể và chỉnh chu nhất, đây là một kỹ năng sẽ giúp bạn trong nhiều tình huống (ngay cả khi bạn không làm content creator)

content creator là nghề gì

  • Viết quảng cáo (copywriting) và tìm kiếm thông tin

Copywriting là một kỹ năng cơ bản mà bất kì một content creator nào cũng phải thực hiện. Nó bao gồm nhiều loại nội dung như các bài viết ngắn trên MXH, các bài viết có chiều sâu trên blog, hay đơn giản là tiêu đề thu hút cho video. Để hoàn thiện những đầu việc trên, bạn cần dành ra công sức để nghiên cứu về lĩnh vực, khách hàng nhiều nhất có thể.

  • Thiết kế hình ảnh

Không đòi hỏi phải có “tay nghề” cao như các nhà thiết kế chuyên nghiệp, nhưng một content cretor cần nắm những kỹ năng thiết kế cơ bản như làm thumbnail cho video, chỉnh sửa hình nhanh chóng cho các bài đăng mạng xã hội. Bạn có bao giờ click vào một video vì thumnail hấp dẫn chưa?

  • Quay phim

Đối với những nhà sáng tạo nội dung trên Youtube hay Tiktok, bạn phải nắm rõ các quy tắc chọn góc quay, quay như thế nào, ánh sáng chỗ nào ổn,… và còn nhiều công tác hậu kỳ cho một content creator video.

content creator là gì

  • Chỉnh sửa/ Biên tập

Đó là một kỹ năng vô cùng quan trọng cho cho mọi công việc như viết quảng cáo, quay phim hay hiết kế. Không một content creator nào quay một lần, viết một lát, gõ vài chữ là ra một thành phẩm bắt mắt. Đây là giai đoạn bạn cần xào nấu, thêm/ bớt gia vị cho sản phẩm của mình để làm hài lòng khán giả theo phong cách riêng của bản thân.

  • SEO

Bạn làm nội dung mà không ai xem thì đồng nghĩa với việc tiền bạn đang “rơi”? Đây là lúc SEO phát huy tác dụng, nhưng chỉ phổ biến với các nội dung “dạng chữ” như blog. Nói một cách dể hiểu thì content creator thực hiện SEO để đưa nội dung của mình nổi bật/ vượt top đối thủ trên Google, và để làm được điều đó thì bạn phải mài dũa kỹ năng viết bài chuẩn SEO hoặc outsource SEO.

  • Quảng bá

Bạn đã có idea, bạn đã vẽ được bức tranh từ ý tưởng đó, bạn đã tô màu cho nó, và giờ đây đến lúc bạn chia sẻ để bức tranh được nhiều người biết đến. Một khi bạn đã hoàn thành xong nội dung, bạn cần đảm bảo rằng nó sẽ đến tay người xem càng nhiều càng tốt.

Bước cuối cùng, không chỉ là ngồi chờ đợi lượt view, lượt like tự động tăng như thế nào, bạn cần chia sẻ thành quả của mình trên các trang MXH, thông báo danh sách theo dõi của bạn bằng công cụ hỗ trợ, tóm lại là ở đâu có khán giả ở đó nhất định phải có sự xuất hiện sản phẩm của bạn.

Tương lai phát triển của nghề content creator 

Như đã nói ở trên, bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào đều cần content creator dưới nhiều dạng công việc khác nhau như thiết kế, nhiếp ảnh, video hay viết lách. Sau đây là một vài vị trí công việc phổ biến của content creator, mời bạn tham khảo:

Freelance content creator

Làm freelance là lựa chọn yêu thích của nhiều người vì một content creator tự do có thể làm cho dự án của người khác hoặc làm việc cho chính mình (trở thành người có sức ảnh hưởng như KOL, KOC).

Pros: thời gian làm việc linh động, tự do đa dạng hóa nội dung mà không cần phải qua xét duyệt của nhiều phòng ban, tự định giá sản phẩm.

Cons: không có nguồn thu nhập cố định, không có các phúc lợi của nhân viên như bảo hiểm xã hội.

content creator là gì

Sáng tạo nội dung trong nhà (in-house content creator)

Là một tập hợp nhiều content creator và làm việc gắn kết với các đội nhóm khác, bạn sẽ làm việc cho một công ty hoặc một team nhỏ *thường là một nhánh nhỏ của một công ty đa quốc gia), bạn chỉ có thể tập trung vào một ngách.

Pros: chiến lược nội dung rõ ràng, được làm việc với nhiều team marketing

Cons: chỉ tập trung vào một lĩnh vực nên sẽ giới hạn sự sáng tạo của bạn

Content creator trong công ty truyền thông (agency)

Làm việc trong agency cho bạn cơ hội cộng tác với nhiều khách hàng đa ngành, cải thiện kỹ năng với một vị trí có lương tháng ổn định và hưởng các phúc lợi từ công ty. Đây cũng là môi trường được nhiều gen Z chọn lựa vì môi trường năng động, văn hóa làm việc cởi mở và đặc biệt là content creator được tiếp cận với nhiều lĩnh vực khác nhau.

Pros: nguồn thu nhập ổn định, thử sức với nhiều loại content và khách hàng

Cons: môi trường cạnh tranh, đòi hỏi phải bắt kịp xu hướng để đưa ra giải pháp tối ưu cho khách hàng (client)

Các kỹ năng mà content creator cần có 

Ngoài những kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian,… sau đây là vài kỹ năng mà một content creator cần luyện tập.

  • Kỹ năng đọc – viết

Là công việc cần sự “nhiều chữ”, content creator phải đáp ứng các yêu cầu như kỹ năng viết cơ bản hay tốc độ đọc sách “đủ nhanh” để có thể gia tăng lượng thông tin tìm kiếm. Bên cạnh đó, content creator cần phát triển một phong cách riêng của bản thân để định vị mình với những người cùng ngành.

Với từng lĩnh vực hay nhóm khách hàng, bạn cần lựa chọn những ngôn từ khác nhau để “chạm vào” insight của khách hàng, buộc bạn có vốn từ vựng phong phú và khả năng sử dụng từ vựng “đỉnh cao”.

  • Kỹ năng quan sát

Quan sát đối thủ, quan sát những điều nhỏ nhặt, tinh tế đến từng chi tiết,… là hành động mà dân làm sáng tạo phải phát huy. Ở bất kỳ đâu cũng có thể hình thành idea, một ý tưởng lớn được tích góp bởi nhiều ý tưởng nhỏ.

làm content creator

  • Kỹ năng tư duy hình ảnh

Làm content creator đang là một trào lưu, và xu hướng hiện này là video (đặc biệt là video ngắn), vì thế việc tạo ấn tượng người xem ở những giây đầu bằng các ấn phẩm “nhìn” như đồ họa, video hoạt hình,… giúp ích rất nhiều cho content creator.

  • Kỹ năng sáng tạo

Không chỉ là content creator, sự sáng tạo là đòi hỏi ở bất cứ công việc nào, nhưng so với các công việc như kế toán, nhân viên tài chính,… thì người làm sáng tạo hầu như ở trong lĩnh vực marketing, yêu cầu bắt nhịp với thị hiếu người dùng và đổi mới chiến lược liên tục.

Thật sự mà nói, sáng tạo là một điều không dễ nhưng nó cũng không phải là công việc khó, quan trọng là ý tưởng của bạn được hiện thực hóa và cung cấp giá trị cho người dùng.

Bắt đầu làm content creator như thế nào  

Content creator là một công việc đa nhiệm, vậy bạn phải rèn dũa những gì để ngày mai tốt hơn ngày hôm nay?

Trôi dào kiến thức
Chứng chỉ khóa học/ Bằng cấp 

Nhiều trường đại học đã mở rộng chương trình giảng dạy có chứa digital marketing và tập trung vào việc sáng tạo nội dung, nên bạn có thể xác định rõ thể loại content mình muốn “dấn thân” trước khi tiến vào môi trường chuyên nghiệp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những khối ngành ưu tiên khi tuyển dụng content creator từ các công ty:

  • Marketing
  • PR (public relations – quan hệ công chúng)
  • Quản trị kinh doanh
  • Báo chí
  • Ngôn ngữ Anh

Thực tập sinh 

Thực tập có lương hoặc không lương là cách thực tiễn để bạn bước đầu vào công việc sáng tạo nội dung. Các vị trí thực tập này đôi khi sẽ giúp bạn thăng tiến lên full time, nhưng nếu không được thì ít nhất chúng cũng giúp bạn xây dựng hồ sơ làm việc “ghi điểm” trước nhà tuyển dụng sau này.

Tự học 

Bạn đang sống trong thời kì Internet là thứ không thể thiếu, vậy nên hãy tận dụng sức mạnh ấy. Có hàng trăm đại học danh tiếng ngoài kia cung cấp các khóa học miễn phí hỗ trợ bạn on the next level thông qua Coursera hay edX, hoặc các chứng chỉ marketing phổ biến của Google, Udemy, Hubspot, Linked e learning,…

content creator là gì

Tìm ngách phù hợp

Xác định một ngách là điều cực kỳ quan trọng cho những ai muốn làm content creator, vì có như vậy bạn sẽ biết chính xác nhất mục tiêu nghề nghiệp và dựa vào đó mà phát triển bản thân. Bạn muốn nuôi dưỡng một sự nghiệp vững chãi và có nhiều cơ hội dấn thân, bạn nên thể hiện tính cách độc đáo, kỹ năng công việc xuất chúng của mình từ ngách đó.

Đối với những ai khao khát làm việc trong agency và studio, bạn có thể sử dụng kinh nghiệm làm việc ở đó để định rõ ngách phù hợp với bản thân, và bạn có thể rút ngắn thời gian so với bạn bè đồng trang lứa khi bắt đầu sớm.

Mài dũa kinh nghiệm và đi ra khỏi vùng an toàn 
Hành động này có sự liên kết chặt chẽ với việc tìm ngách của bạn trong khi làm việc, thực tập hoặc mở rộng mạng lưới quan hệ, bạn nên biết rằng những thói quen đó đang giúp bạn cọ xát với ngành nhiều hơn. Hãy chớp lấy cơ hội khi nó đến, đến một lúc nào đó bạn sẽ tìm được lĩnh vực bản thân đam mê hay chí ít cũng là nâng cấp kỹ năng để nâng tầm bản thân.

content creator là gì

Duy trì thương hiệu cá nhân
Thương hiệu cá nhân không chỉ dành cho các KOLs hay người nổi tiếng, content creator cũng có thể phát triển thương hiệu cá nhân bằng việc duy trì blog, vlog, podcast hay các tài khoản MXH để chia sẻ các kiến thức/ trải nghiệm cá nhân làm củng cố sự uy tín và rộng mở nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Không những là môi trường trong nước, khi bạn muốn vươn xa hơn để làm việc với người nước ngoài, hãy xây dựng profile LinkedIn hay Twitter ngay từ bây giờ.

Mở rộng network
Kết nối với những người trong ngành là thành quả của việc xây dựng thương hiệu cá nhân (online và offiline), vậy nên hãy tham gia nhiều hội nhóm trên Facebook, LinkedIn để mở rộng quan hệ với các thành viên cùng chung tư duy, lý tưởng.

Nhưng hãy chắc chắn rằng đó là những mối quan hệ chất lượng, đừng giả vờ hay “lợi dụng” vì bạn sẽ bị nhìn ra rất dễ dàng, tệ hơn nó ảnh ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc tương lai vô cùng.

Học, học nữa, học mãi
Content creator cần cải thiện bản thân và liên tục cập nhật các xu hướng/ kiến thức mới nhất, follow những người đi đầu trong lĩnh vực, dành một chút thời gian để rèn kỹ năng mới hay một kiến thức mới.

Ngoài việc gây ấn tượng với bạn bè và khách hàng bằng những kiến thức chuyên sâu, bạn còn biến bản thân là một tài sản có giá trị khi ở trong bất kỳ một môi trường nào.

Tổng kết

Sau khi giải nghĩa content creator là gì và các kỹ năng, những công việc mà content creator cần giải quyết, mình hy vọng bài viết giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nghề content creator.

Không chỉ là vị trị công việc của các pháp nhân, mà một cá nhân độc lập làm sáng tạo nội dung là một cách thông minh để quảng bá thương hiệu cá nhân và gia tăng dòng chảy doanh thu từ các quảng cáo, lượng traffic đổ về sản phẩm, thú vị hơn hết đó còn là một nguồn thu nhập bị động tối ưu cho nhiều người.

Giống như những công việc khác, content creator luôn cần sự sáng tạo và đổi mới để làm chủ sự nghiệp, một mặt phát triển bản thân bạn tốt hơn, mặt khác, mang đến nhiều giá trị và niềm vui cho khách hàng của mình.

 

 

Đánh giá của bạn:
5/5

Trả lời