Lưu ý: Hỗ trợ giảm học phí cho học viên cũ khoá SEO lên đến 50%. Liên hệ đội ngũ hỗ trợ ngay!

swot là gì

SWOT là gì? Mô hình SWOT hiệu quả trong marketing

Để có một chiến lược marketing hoàn hảo, bạn và team cần làm rất nhiều đầu việc để lên kế hoạch kỹ lượng khác nhau. Và quan trọng nhất phải là lên thời gian biểu cho mọi quy trình và hiểu rõ bạn đang đối mặt và cần giải quyết những vấn đề nào sắp tới.

Điều đó không có nghĩa là bạn, một nhà tiếp thị, cần xử lý công việc gì, bạn phải luôn ý thức được những khả năng có thể xảy ra trong tương lai và để chuẩn bị cho “gian truân” thì bạn chỉ cần một bảng phân tích SWOT. Vậy SWOT là gì? Mô hình SWOT trong marketing nghĩa là gì? Xây dựng chiến lược SWOT như thế nào?

SWOT là gì? Phân tích ma trận SWOT nghĩa là gì? 

SWOT tượng trưng cho bốn chữ cái trong tiếng Anh: S (strengths) thế mạnh của dự án, W (weakness) điểm yếu của dự án, O (opportunities) cơ hội dự án đem lại, T (threats) những thách thức phải đối mặt của dự án khi thực hiện. SWOT là mô hình chiến lược được sử dụng phổ biến trong việc phân tích kinh doanh cho doanh nghiệp.

swot là gì

Như vậy phân tích SWOT là đinh hình những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp khi làm một dự án nào đó, dựa trên các số liệu thống kê, thông tin nghiên cứu để phân tích hoạt động kinh doanh của thương hiệu trong một dự án cụ thế.

Ưu điểm và nhược điểm của bảng swot

Ưu điểm

  • Không tốn chi phí: là mô hình mà doanh nghiệp nào cũng thực hiện được.
  • Kết quả quan trọng: đánh giá được bốn phương diện tổng quát trong việc vận hành doanh nghiệp
  • Ý tưởng mới: bằng việc tìm hiểu và nghiên cứu thông tin, đôi khi chúng ta sẽ bắt gặp những sáng kiến mới lạ cho doanh nghiệp

Nhược điểm

  • Kết quả chưa chuyên sâu: mô hình SWOT đơn giản, chưa thể đào sâu ở nhiều khía cạnh như insight của khách hàng,…
  • Cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn: ngoài ma trận SWOT, doanh nghiệp cần kết hợp với những mô hình kế hoạch khác nữa, chẳng hạn là IMC plan  
  • Phân tích chủ quan: một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả luôn lấy người dùng là trọng tâm, nhưng SWOT chỉ là bề nổi khi nói về những đặc tính thương hiệu

Từ mô hình SWOT đến ma trận SWOT (swot matrix) 

Khi phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức một cách độc lập thì SWOT lại không hoạt động hiệu quả. vì thế, mô hình cần được mở rộng và phát triển thành một man trận

  • Chiến lược S-O: là chiến lược ngắn hạn tận dụng từ các cơ hội ở bên ngoài để nâng cấp nguồn lực và điểm mạnh của tổ chức
  • Chiếc lược W-O: là chiến lược trung hạn dùng tiềm lực hiện có của doanh nghiệp để cải thiện điểm yếu, những điều chưa làm được của doanh nghiệp
  • Chiến lược S-T: chiến lược ngắn hạn, dùng những thế mạnh vốn có của doanh nghiệp để đối phó với những khó khăn ở bên ngoài
  • Chiến lược W-T: là chiến lược phòng thủ dùng để giải quyết các điểm yếu, hạn chế các rủi ro của doanh nghiệp

Xây dựng mô hình SWOT trong marketing như thế nào 

Phân tích SWOT bao gồm vô vàn các khía cạnh trong hoạt dộng doanh nghiệp, nhưng đôi khi nó còn nhiều hơn thế nữa. Nếu bạn bắt đầu với điểm mạnh đầu tiên, bạn cần có quá trình suy nghĩ và nghiên cứu để thấy sự liên quan và sự chặt chẽ giữa các yếu tố khác, từ đó bạn sẽ biết những thông tin nào cần làm nổi bật và khám phá chi tiết hơn.

Một chiến lược marketing luôn có những rủi ro không ngờ tới, vì thế xây dựng SWOT trong những bước đầu tiên sẽ giúp bạn sẵn sàng đương đầu với những vấn đề bất ngờ mà không ảnh hưởng xấu đến chuỗi quy trình phía sau đó.

swot là gì

Gỉa sử như là bạn biết được thế mạnh của doanh nghiệp nằm ở đâu, nhưng lại chưa hiểu hết các nhu cầu mà doanh nghiệp không thể đáp ứng một cách nhanh chóng, thì khi triển khai hoạt động, việc bạn nhận ra các quy trình dựa trên điểm mạnh không ăn khớp với khó khăn thì đã quá “muộn màng”.

Các câu hỏi thường gặp trong phân tích SWOT là gì 

Sau đây là một vài câu hỏi tham khảo giúp bạn đẩy nhanh tiến trình và tiếp cận các thông tin một cách nhanh chóng:

Nhóm câu hỏi về điểm mạnh trong bảng phân tích SWOT

Những thế mạnh nào của doanh nghiệp liên quan thực tế đến mục tiêu dự án?

Doanh nghiệp cần sử dụng những công cụ nào để đạt đến mục tiêu đó?

USP của doanh nghiệp là gì?

Nguồn lực của doanh nghiệp có được là bao nhiêu?

Doanh nghiệp có thể tận dụng được lượng khách hàng hiện tại như thế nào?

Nhóm câu hỏi về nhược điểm trong mô hình SWOT

Doanh nghiệp có thể cải thiện những điểm chưa tốt nào?

Doanh nghiệp có nhận ra những điểm bất cập trong mô hình vận hành ở thời điểm hiện tại?

Quy trình, yếu tố nào khiến doanh nghiệp bị tốn thời gian hơn mất cần thiết?

Những hạn chế kỹ thuật nào cản trở doanh nghiệp?

swot là gì

Nhóm câu hỏi về nhận diện cơ hội trong bảng SWOT

Chiến lược nào mà đối thủ chưa dùng?

Loại hình nào đối thủ chưa sử dụng?

Doanh nghiệp cập nhật xu hướng thời đại như thế nào?

Doanh nghiệp có thể làm gì để tăng hiệu suất?

Nhóm câu hỏi về thách thức trong SWOT

Thị trường hay phân khúc khách hàng hiện tại có tác động gì đến doanh nghiệp?

Doanh nghiệp có đang “sao chép” mô hình kinh doanh của đối thủ?

Đối thủ đang làm tốt hơn doanh nghiệp của bạn những gì?

Ví dụ bảng phân tích SWOT của Vinamilk 

Để rõ ràng hóa hơn về phân tích SWOT, mình xin chia sẻ bảng phân tích SWOT của Vinamilk cho bạn tham khảo nhé

  • Điểm mạnh

Thương hiệu mạnh: Vinamilk đã xây dựng và phát triển hơn 40 năm, là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với 37% thị phần cả nước

Chất lược sản phẩm hàng đầu Việt Nam như sữa ông Thọ, Yogurt,…

Dòng sản phẩm đa dạng và độc đáo: phù hợp với mọi đối tượng gia đình Việt Nam

Mạng lưới phân phối đa kênh rộng lớn: mạng lớn trải dài khắp nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài

Ứng dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại, chất lượng cao: mọi quy trình đều được đầu từ công nghệ xuất khẩu từ châu âu như Đức, Ý, Thụy Sĩ,…

Nguồn sửa đạt chuẩn quốc tế

Sức khỏe tài chính tốt

  • Điểm yếu

Chưa tự chủ nguồn cung:  30% sản xuất, còn 70% là nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Eu và Nhật Bản.

Thị phần sữa bột chưa cao. 

  • Cơ hội 

Nguồn cung đang được hỗ trợ từ chính phủ

Số lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu lớn

  • Thách thức

Thị trường sữa ngày càng cạnh tranh với nhiều thương hiệu lớn như Nestle, Dutch Lady, Abbott,… và doanh nghiệp trong nước như TH true milk,..

Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định

Tâm lý dùng sữa ngoại phổ biến của người mua

Đọc thêm tại đây. 

Tổng kết 

Tóm lại là, phân tích swot là một cách hữu hiệu cho chiến lược marketing nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, một khi doanh nghiệp muốn phát triển dựa trên inbound marketing thì SWOT là một phần không thể thiếu khi đánh giá nội lực hiện thời cho thương hiệu.

Bài viết trên đã giúp bạn giải mã SWOT là gì, phân tích SWOT trong doanh nghiệp như thế nào cũng như ví dụ trực quan về Vinamilk, một trong doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.

Đánh giá của bạn:
5/5

Trả lời