Lưu ý: Hỗ trợ giảm học phí cho học viên cũ khoá SEO lên đến 50%. Liên hệ đội ngũ hỗ trợ ngay!

Thuật toán Panda là gì

Thuật toán Panda là gì? Google Panda thuật toán đáng sợ nhất

Bạn có biết đâu là thuật toán đầu tiên của Google không? Và đây cũng gần như là thuật toán đáng sợ nhất của Google nên những người mới làm SEO nên cẩn trọng và đề phong thuật toán này và đó chính là thuật toán Panda nó cũng được Google tạo ra để chống lại những người làm SEO xấu cụ thể là Black Hat SEO. Vậy thuật toán Panda là gì và tại sao nó lại đáng sợ như vậy. Hãy cùng xem hết bài viết để hiểu hơn về thuật toán này nhé.

Thuật toán Panda là gì?

Thuật toán Panda còn được gọi là Google Panda là một thuật toán Google tạo ra với mục đích là thay đổi cách xếp hạng các kết quả tìm kiếm của Google được tốt hơn, công bằng hơn và trả về kết quả chính xác và phù hợp nhất. Được ra đời từ 2/2011 thuật toán Panda sẽ loại bỏ những nội dung rác như là copy, đạo văn hoặc là các Website kém nổi bật.Mong muốn của Google khi tạo ra thuật toán Gấu trúc này là:

  • Làm giảm đi sự có mặt của trang Web chất lượng thấp trong tìm kiếm tự nhiên.
  • Phân tích chất lượng nội dung Website.Từ đó sẽ bỏ được những nội dung chất lượng kém, nội dung rác hoặc là copy từ các Website khác.
  • Khen thưởng cho trang Web nào làm nội dung tốt.

Lưu ý: Nếu trong quá trình mà thuật toán gấu trúc đang cập nhật mà Website bạn bị rớt hạng và điều này lặp đi lặp lại thường xuyên trong thời gian dài thì rất có thể là nội dung của trang Web bạn không đủ sức thuyết phục với Google.

Thuật toán Panda là gì
Thuật toán Panda là gì

Dấu hiệu website bạn đang bị thuật toán Panda phạt

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy Website của bạn đang bị thuật toán Panda phạt

Xem thông báo của Google Search Console

Đây chắc là dấu hiệu rõ ráng nhất bởi vị đây là thuật toán nếu bị phạt chắc chắn Google sẽ gửi thông báo về cho bạn. Cách bạn xem thông báo là vào Google Search Console để xem có thông báo của Google không còn nếu không thì xem có nhận cảnh cáo gì của Google không để còn biết cách khắc phục

Tìm kiếm tự nhiên giảm dần theo thời gian

Có lẽ đây chính là dấu hiện phổ biến và dễ biết nhất. Khi ở giai đoạn đầu giảm traffic bạn vẫn thấy rất là bình thường như không có gì xảy ra. Nhưng qua vài tuần hoặc là 1-2 tháng bạn sẽ nhận ra ngay đó là lượt traffic giảm càng nhiều càng mạnh mẽ qua thời gian. Và nó sẽ đem lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực mà thuật toán Panda đem lại cho Website của bạn.

Traffic giảm gần một nữa

Thêm một dấu hiện để nhận biết nữa là khi trang Web của bạn đang bình thường thì bỗng nhiên traffic bị giảm gần nữa. Hậu quả là đang đứng trong top đầu đột nhiên văng đến top cuối hoặc là qua trang 2, mặc dù là tìm kiếm tự nhiên vẫn có nhưng số lượng không đáng kể

Thuật toán Panda là gì
Dấu hiệu website bạn đang bị thuật toán Panda phạt

Đâu là nguyên nhân bị thuật toán Panda phạt

Nội dung mỏng (Thin Content)

Thin content là nội dung mỏng có thể hiểu là content ngắn và chất lượng thấp. Cụ thể hơn Nghĩa là các bài viết được viết một cách cẩu thả viết cho có chứ không muốn người dùng đọc qua. Và chất lượng nội dung thấp bao gồm:

  • Nội dung sáo rỗng không cung cấp giá trị hữu ích cho user
  • Nội dung chủ yếu là sao chép từ các trang Web khác
  • Chủ đề của bài viết không liên quan gì đến ngành của Website, không thống nhất 1 chủ đề.

Nội dung chất lượng kém

Thuật toán Panda đánh vô các trang Web cung cấp chất giá trị thấp hoặc nội dung có chất lượng kém cho người đọc vì không đủ thông tin chuyên sâu. Các nôi dung đó thường:

  • Không đủ ý.
  • Không phân tích chuyên sâu và chưa đi sâu vào chủ đề.
  • Truyền tải nội dung cho có, vắn tắt hay qua loa.
  • Không chịu tìm tòi mở rộng thêm chủ đề

Nội dung bị trùng lập (Duplicate Content)

Đây là những nội dung đa phần là đã xuất hiện trên Internet rồi. Bởi vì bạn chưa hiểu rõ về sản phẩm không biết ghi như thế nào hoặc miêu tả ra sao. Vậy nên bạn buộc phải đi ăn cắp ý tưởng từ nội dung của các Website khác ở trên Internet. Trùng lập nội dung không chỉ ở trên các Website khác mà còn xảy ra ngay trên trang Web của bạn khi bạn viết có nhiều nội dung giống nhau hoặc không có nhiều sự biến đổi content giữa các trang.

Chú ý: Google sẽ tính Duplicate Content khi:

  • Thẻ Meta Description.
  • Các thẻ Heading.
  • Nội dung từng trang.
  • Code HTML.
  • Khung giao diện

Nội dung Farming 

Hay còn gọi là Contetn Farming là thuật ngữ dùng nói đến các Website chuyên đi spam nội dung, ăn cắp hay sao chép nội dung của các Website khác. Những website sử dụng content farming luôn có chung một mục đích là chỉ cần lên top google là được chứ không quan tâm gì đến cảm nhận hay cung cấp giá trị cho người đọc.

Trang Web chứa quá nhiều nội dung quảng cáo

Các trang Web này chủ yếu là đặt banner hoặc quảng cáo Google Adsense chứ không viết bài đàng hoàng và nội dung rất là ít nên không cung cấp giá trị cho người đọc. Nhìn chung các website này tạo ra là chỉ muốn kiếm tiền từ Banner và quảng cáo Adsense.

Website không có độ tin tưởng cao.

Nội dung tạo ra bởi các nguồn không xác minh về Entity, thiếu thẩm quyền, độ tin cậy cho người dùng như là không có số điện thoại, địa chỉ hay là người chủ Website,.. Nhiêu đó thôi là đủ để thuật toán Panda loại bỏ bài của bạn rồi.

Lỗi về Schema

Google đã từng nòi về quy luật Schema như sau

“Nếu bạn khai báo gì trên Schema thì người dùng phái thấy giống y chan như vậy trên trang Web của bạn”.

Ví dụ bạn làm Schema về sự kiện nếu bạn khai báo với Google ngày nào, địa chỉ ở đâu, lúc mấy giờ thì chắc chắn trên Website của bạn phải có đầy đủ thông tin như vậy. Nếu các thông tin này không đúng hoặc là Schema của bạn đã làm sai với quy luật của Google tới một lúc nào đó, khi Bot Google quét ra được và thu thập đủ dữ liệu thì bạn cũng biết kết quả rồi đó.

Spin Content

Spin Content hay còn gọi là trộn nội dung lại với nhau để có được 1 bài viết mới và bài viết mới đó có cùng ý nghĩa với bài viết gốc nhưng khác nhau về mặt câu chữ hoặc là mang ý nghĩa khác hoàn toàn so với bài viết gốc. Tuy vậy hình thức trộn nội dung như này bị Google coi là nội dung rác và nó đã tạo ra thuật toán nhằm xoá bỏ các nội dung rác này trong đó có thuật toán Panda.

Keyword Cannibalization

Còn được gọi là từ khoá cạnh tranh lẫn nhau, hiện tượng này xuất hiện khi bạn vô tình hay cố tình tạo ra nhiều bài viết cùng có chung một chủ đề hoặc là cùng có 1 keyword chính. Kết quả là các URL này đều hiển thị trên công cụ tìm kiếm Google, tuy nhiên lại không có trang trong vị trí top 10.

Còn ngược lại nếu bạn muốn tối ưu đúng cách:

  • Từ khoá riêng biệt.
  • Chủ đề của những bài viết khác nhau.

Bởi vị Google Panda khi vào xem Website của bạn, chủ yếu là nó quan sát những trang được tối ưu duy nhất. Và nếu bạn tối ưu theo cách trên thì chắc chắn Google sẽ dễ nhận diện và cho bạn lên đúng URL hơn.

Thuật toán Panda là gì
Đâu là nguyên nhân bị thuật toán Panda phạt

Xem thêm về thuật toán Penguin là gì

Hướng dẫn khôi phục trang Web khi bị Google Panda phạt

Khi đã bị dính thuật toán Panda này rồi thì đa số mọi người nghĩ rằng rất khó gỡ bỏ và khôi phục lại được nhưng đa phần bản cập nhật Google Panda chủ yếu dựa trên chất lượng của trang Web. Vì vậy bạn muốn phục hồi thì phải tập trung vào cải thiện chất lượng trang Web đó.

Cải thiện content chất lượng kém và thin content

Google tạo ra thuật toán gấu trúc này với mong muốn là hoạt động liên tục để loại bỏ những nội dung chất lượng không tốt và thin content. Bình thường thì Google Panda sẽ đánh giá chất lượng cho toàn bộ trang Web bằng cách là xem một số lượng lớn các trang trong đó, rồi mới bắt đầu điều chỉnh cho phù hợp. Cùng với đó thì Panda cũng chấm điểm thứ hạng trang Web dựa trên chất lượng của các phần nội dung. Vậy nên điều quan trọng nhất là cải thiện chất lượng content của Web.

Xoá ngay content kém chất lượng và thin content 

Nếu như bạn không thể cải thiện được các bài viết đó nữa thì chỉ còn cách là xoá nó luôn. Giả sử bạn truy cập vào trang Web của chính bạn và đọc những bài viết do chính bạn viết nhưng nó không mang lại giá trị gì cho bạn chẳng hạn như nội dung không cuốn hút, nội dung quá ít hoặc là bài viết chỉ có banner quảng cáo thôi không có thông tin gì cả thì bạn có muốn đọc tiếp không.

Vậy nên hãy viết bài sao cho cung cấp được giá trị cho người đọc và có được trải nghiệm người dùng tốt thì họ mới thấy xứng đáng khi truy cập vào Website của bạn.

Cách loại bỏ những content kém chất lượng

Trước hết là bạn tìm ra nội dung kém chất lượng bị Google Panda phạt sau đó hãy áp dụng chiến lược ” Giữ và Xoá”. Chiến lược này được thực hiện như sau:

  • Nếu có thể bạn hãy cố gắng cải thiện Content của mình một cách tốt nhất.
  • Content đó đã đủ tốt rồi không còn cải thiện được nữa và user cũng không phàn nàn gì chỉ còn cách là Noindex

Chiến lược đó không chỉ xoá đi những nội dung kém chất lượng mà còn giúp cho user dễ dàng tìm được những gì họ đang cần. Hơn thế nữa là có khi đáp ứng hơn cả mong đợi của người đọc. Cùng với đó đảm bảo Google chỉ Index những nội dung giá trị nhất của bạn. Nói tóm lại là mọi thứ chỉ để mang đến cho người dùng những bài viết hay website tốt nhất.

Thuật toán Panda là gì
Hướng dẫn khôi phục trang Web khi bị Google Panda phạt

Xem thêm: Thuật toán Hummingbird là gì

Tổng kết

Khi xem hết bài viết này thì chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ hơn về thuật toán Panda là gì và có thể biết cách tránh và khắc phục thuật toán này. Tuy nhiên điều quan trong nhất là content của bài viết này nếu bạn đang gặp vấn đề về Content thì có thể tham khảo bài viết này: Quy trình cách viết Content chuẩn SEO từ A-Z của leominh.com.

Đánh giá của bạn:
5/5

Trả lời