Copywriter là gì? Một khái niệm hoàn toàn mới lạ cho nhiều bạn trẻ muốn dấn thân vào sự nghiệp làm sáng tạo, theo cách hiểu phổ thông là việc dùng ngôn từ để dẫn dắt khách hàng đến đích cuối cùng của phễu bán hàng: mua sản phẩm, dùng dịch vụ hay đơn giản là tạo ấn tượng tốt trong mắt người tiêu dùng.
Tuy nhiên, công việc của copywriting có thực sự đơn giản như vậy không? Hãy đọc bài viết dưới đây để nhìn toàn cảnh hơn về nghề làm content copywriting.
Table of Contents
Copywriter là gì?
Trong tiếng Anh, copy thường được hiểu là một động từ, sao chép và writer là người viết. Vậy copywriter hợp thành là người đi sao chép, bạn có từng hiểu như vậy không?
Sai hoàn toàn rồi bạn ơi, sai lầm hoàn toàn.
Copy ở đây được dùng dưới dạng danh từ: một phần chữ hoặc văn bản trong một mẫu quảng cáo và hiểu ngắn gọn thì copywriter là người viết quảng cáo.
Viết quảng cáo là một trong những yếu tố quan trọng trong truyền thông và marketing. Đó là sức mạnh của việc sử dụng những ngôn từ có tính thuyết phục, kích thích não bộ từ đó truyền cảm hứng và động lực để người đọc hành động (như mua hàng, click link,…) hoặc đơn giản là thay đổi góc nhìn về chủ đề mà copywriter đang đề cập trong mẫu quảng cáo.
Cho dễ hiểu, bạn hãy liên tưởng công việc copywriting là một cây cầu, copywriter là bạn đang đứng bên đầu cầu, khách hàng mục tiêu đứng ở cuối cầu. Nhiệm vụ của bạn là trang trí cho cây cầu, hay sáng tạo bất cứ thứ gì trên cây cầu để khách hàng tiến về phía bạn hoặc ít nhất họ ấn tượng với bạn để khi nhớ về bạn, họ sẽ chọn đi qua cây cầu đó.
Vậy trong quảng cáo và ngành marketing, cây cầu tượng trưng cho những thứ gì? Mời bạn đọc phần tiếp theo đây.
5 loại content copywriting mà copywriter phải biết
Ước muốn làm copywriter là điều kiện cần, và điều kiện đủ là bạn muốn viết gì và viết như thế nào để tạo ra giá trị cho khách hàng/ doanh nghiệp? Khám phá ngay 5 loại copy sau để định hướng mục tiêu sự nghiệp
Học làm copywriter: Direct response copywriting
Coywriting “phản hồi trực tiếp” là loại copy mà sau khi người đọc đọc xong muốn hành động ngay lập tức, như click vào thông tin, đăng ký mua hàng, tải tài liệu free, đăng ký vào danh sách mail,… (điều này phụ thuộc vào ý định của bạn được thể hiện trong phần CTA, call-to-action)
Copy dạng này thường ở dưới dạng:
- Landing page
- Contact page
- Ads (youtube, facebook,…)
- Sales letter (thường ít gặp ở Việt Nam)
Học làm copywriter: Marketing copywriting
Maketing copy đi sâu vào vấn đế, kích cầu hay chạm vào “chỗ đau” (pain point) của người đọc, sau khi đọc xong content copywriting này bạn thường sẽ tìm thấy giải pháp cho vấn đề đó hoặc hướng dẫn để giải quyết.
Marketing copywriting thường là
- Landing page
- Newsletters
- Sales emails
Học làm copywriter: Brand copywriting
Brand copywriting là tạo sự nhận diện thương hiệu đến khách hàng của họ, đơn giản là copywritier sử dụng ý tưởng sáng tạo để kết nối nhãn hàng và người dùng bằng sức mạnh ngôn từ, từ đó tạo nên một ấn tượng “khó phai” giúp thương hiệu nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Brand copywriting thường xuất hiện ở ABOUT US trên website của doanh nghiệp.
Học làm copywriter: SEO copywriting
SEO copywriting thường xuất hiện ở MÔ TẢ SẢN PHẨM, LANDING PAGE của website và người làm SEO copywriting nhắm đến 2 mục tiêu:
- Thuyết phục, kích thích hành động (copywriting)
- Đưa bài copy xuất hiện top đầu trên kết quả tìm kiếm Google (SEO)
Nhìn chung, copy hay mà SEO tệ thì không ai biết mà đến đọc thành phẩm của bạn cả, copy tệ mà SEO tốt thì lại gây ấn tượng xấu cho người dùng.
=> Tham khảo ngay cách viết bài chuẩn SEO tại đây.
Học làm copywriter: Technical copywriting
Technical copywriting hướng đến tệp khách hàng tri thức, có hiểu biết chuyên môn cao về một ngách nên loại copy này thường sử dụng nhiều cụm từ học thuật mà chỉ “người nhà” mới hiểu hết tầng nghĩa. Vậy nên, người làm technical copywriting phải có vững kiến thức chuyên ngành và kèm với đó, là biến những kiến thức khô khan thành một chuỗi thông tin thú vị, thu hút lôi cuốn mới mong chinh phục được những “vị khách khó tình này.
Học nghề copywriter ở đâu và học ngành gì
Vì tính chất của công việc của copywriter mà nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên cho ứng viên học ngành Marketing, báo chí hay truyền thông.
Copywriter là một công việc khá mới đối với nhiều bạn trẻ, và hiện tại chưa có trường đại học nào có chương trình đạo tạo cụ thể về nghề này (bạn có thể tham khảo ngành Truyền Thông Chuyên Nghiệp của RMIT Việt Nam, nơi có một môn học liên quan đến copywriting).
Tuy nhiên, copywriting là một kỹ năng mà bạn có thể tự học dễ dàng từ các khóa học ngắn hạn trên Coursera, Udemy,… hoặc bạn cũng có thể follow các copywriter nổi tiếng trong ngoài nước để xem tư duy sáng tạo của họ và các tips học copywriting. Các copywriter nổi tiếng như Alex Cattoni, Dan Lok, Brian Dean,…
Tóm lại là, content copywriting là một kỹ năng nhất định phải nắm vì khi bạn không làm trong ngành truyền thông hay quảng cáo thì nó cũng hữu ích cho một vài công việc khác, với bản chất là sáng tạo tinh gọn nhưng vẫn đủ nội dung để “chọc trúng chỗ ngứa” của người đọc nên copywriting có thể giúp bạn những công việc nhỏ nhặt như là cách trình bày vào thẳng chủ đề ở trường lớp. làm báo cáo tóm tắt ngắn nhưng đủ cho sếp,… và nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống thường nhất.
Ở đâu sẽ tuyển dụng copywriter
Hầu hết các copywriter trong ngành quảng cáo, truyền thông sẽ làm việc cho agency, ở đây copywriter được yêu cầu tính chuyên môn hóa cao, nghĩa là khi làm copywriter cho agency thì 100% bạn dành thời gian cho việc nuôi dưỡng ý tưởng và viết.
Trái lại, làm copywriter cho client, bạn sẽ phải đảm nhận nhiều hơn một nhiệm vụ (sáng tạo và viết), bạn còn phải đảm nhiệm các đầu việc như quản lý MXH, thiết kế,…
Như đã nói ở trên, copywriting là một kỹ năng có thể tự học nên một người không cần bằng cấp hoặc học trái ngành có khả năng chọn công việc copywriting như nghề tay trái, hoặc trở thành một full time freelace copywriter.
Khái niệm về nghề copywriting và copywriter là gì có lẽ còn xa lạ với nhiều bạn trẻ Việt Nam, nhưng đây là một công việc “có từ lâu đời” ở phương Tây vì thế bạn có thể thử sức bản thân và vươn xa hơn với các job copywriting trên các nền tảng freelance như Upwork, Fiverr hay trôi rèn kỹ năng với Vlance.
3 thói quen hằng ngày cho một copywriter thành công
- Bộ sưu tầm “cảm hứng”
Không có gì lạ khi dân sáng tạo luôn gặp trạng thái: idea bay tứ tung nhưng lại không bay trúng vô não mình. Những lúc bí ý thì bạn làm gì? Ngủ, cafe, lướt MXH,…???
Nhưng còn có một cách hay hơn để ý tưởng trong đầu nảy sinh không kịp note lại, đó chính là làm cho bản thân một inspiration file, một file hay một hộp đựng chứa các mẫu quảng cáo, ý tưởng bạn vô tình nhìn thấy ở trên đường khi dừng đèn đỏ (chụp hình và lưa vào file) hay khi lướt Tiktok, Facebook (screenshot và bỏ vào file),… những khi bạn vô tình bắt gặp và ấn tượng với mẫu quảng cáo nào đó, hãy lưu khoảnh khắc ấy lại vì nhỡ đâu nó sẽ là “phao cứu sinh” cho bạn trong một vài tình huống.
Tuy nhiên, hãy GHI NHỚ rằng BST đó chỉ là một thứ tạo cảm hứng, một idea cũ để bạn tạo nên một idea mới toanh chứ không phải là copy paste y chang của người khác vô sản phẩm của mình. Bạn biết cái giá phải trả khi bị bắt “đánh cắp ý tưởng” là rất cay đúng không?
- Liên tục lắp đầy kho tàng từ vựng
So với content writer, bạn cần chú tâm vào cấu trúc viết, hình thành câu cú cho chuẩn chỉnh thì với copywriter là một nghệ thuật chơi chữ, mà để CHƠI cho ấn tượng thì trước hết phải kiên nhẫn ĐỌC, phải cố gắng HỌC để nâng cấp vốn từ vựng của bản thân.
- Tạo swipe file
Khác với BST “cảm hứng” ở trên, nơi lưu trữ vô vàn idea bạn bắt gặp trong đời sống thường ngày, thì swipe file là nơi bạn phải viết, tập viết lại những câu chữ của những copywriter thành công nhất để làm quen với cách viết copywriting là như thế nào cũng như xem luôn cách người copywriter CHƠI đùa với con chữ điêu luyện đến nhường nào.
Sách hay về copywriting cho copywriter
Sau đây, mình xin giới thiệu một vài đầu sách về ngành copywriting nói riêng và ngành quảng cáo, truyền thông nói chung, cho bạn những nội dung hay, tổng quan về nghề nhé.
Có rất nhiều sách hay và mình không thể liệt kê hết chỉ trong một bài, nhưng hy vọng với danh sách tham khảo dưới đây bạn sẽ tìm thấy được “ánh sáng cuối đường hầm” khi tìm hiểu copywriter là gì:
- Ý tưởng này của chúng mình – Huỳnh Vĩnh Sơn
- 90-20-30 90 bài học vỡ lòng về ý tưởng và câu chữ – Huỳnh Vĩnh Sơn
- Viết đi đừng sợ! Từ tay không thành tay viết – Linh Phan
- Quảng cáo không nói láo – Hồ Công Hoài Phương
- Predatory thinking – Dave Trott
- Ogilvy on advertising – David Bgilvy
- The boron letters & the gary halbert letters – Gary Halbert
- This book will teach you how to write better – Neville Medhora
- The adweek copywriting handbook – Joseph Sugarman
- Persuasive copywriting – Andy Maslen
- The ultimate sales letter – Dan Kennedy
- How to write a good advertisement – Victor Schwab
Phân biệt copywriter và content writer
Không thể phủ nhận rằng, còn có rất nhiều người sai và hiểu nhầm về thực chất content writer là gì, copywriter là gì. Chúng có gì khác và giống nhau?
Có thể nói rằng, cả hai công việc đều yêu cầu bạn phải có kỹ năng viết “thần sầu” và vốn từ vựng khổng lồ nhưng có một sự khác biệt lớn nhất giữa copywriter và content writer là: MỤC TIÊU, sản phẩm cuối cùng của hai ngành trên.
Công việc của copywriter là thuyết phục người đọc hành động ngay tấp lự nên nội dung quảng cáo phải giàu cảm xúc, chạm đúng “chỗ đau” của người đọc, và giúp họ thấy rõ họ được lợi gì khi làm theo CTA.
Trong khi đó, người làm content writer là tạo ra nội dung có giá trị và truyền tải thông điệp sâu sắc, vì thế người viết phải làm cho nội dung trở nên dễ hiểu và thẩm thấu vào người đọc.
Tổng kết
Copywriting không có gì phức tạp và bí ẩn, nó chỉ đòi hỏi nghiên cữu, kỹ năng và một chút hiểu biết về tâm sinh lý người mua hàng. Một copywriter giỏi là người “chải chuốt” các ý tưởng độc đáo song song với việc tạo hình ảnh cho thương hiệu, khiến khách hàng “khắc ghi”.
Với những thông tin ở trên, mình mong bạn có cái nhìn đậm nét hơn về copywriter là gì và những sự thật thú vị xung quanh cái nghề sáng tạo này.