Đối với các bạn mới làm SEO khi đã hiểu kiến thức về SEO Onpage thì cũng một phần nào đó biết Nofollow link là gì hay còn được gọi là thuộc tính rel nofollow. Tuy nhiên để hiểu sâu cũng như hiểu rõ về nó thì chắc hẳn bạn vẫn chưa nắm rõ được hết. Thấu hiểu được điều này nên hôm nay website leominh cho ra bài viết này để giáp đáp thắc mắc cũng như nắm rõ kiến thức hơn về Nofollow link là gì. Vậy hãy xem hết bài viết để hiểu rõ hơn và cũng như biết cách để các liên kết thành Nofollow
Nofollow link là gì
Trước khi tìm hiểu Nofollow link là gì thì hãy xem qua thẻ Rel nhé. Thẻ Rel là dạng thuộc tính dùng để quy định tính chất của các liên kết cụ thể là Nofollow và Dofollow. Nó được viết dưới dạng: rel=”nofollow” và rel=”dofollow” mục đích là để khai báo với con Bot Google.
Nofollow link được xem là những liên kết được gắn với thuộc tính rel=”nofollow”. Khi bạn gắn thẻ Nofollow Tag thì con Bot Google sẽ tự hiểu được là bỏ qua link đó. Bản chất của Nofollow link là không được tính vào chỉ số Pagerank do vậy nên sẽ không nên link Nofollow này sẽ không thể ảnh hưởng tới thứ hạng trang Web của bạn trên Google.
Điểm khác biệt của Nofollow và Noindex
Noindex được hiểu như là con Bot Google không lập chỉ mục trang Web của bạn. Cụ thể hơn là nó là một thẻ meta và bạn thêm nó vào các trang trên Website của bạn với mục đích là kêu con Bot Google không được thêm các trang này vào chỉ mục của họ. Và khi không lập chỉ thì trang đó sẽ không xuất hiện trên tìm kiếm của Google.
Còn Nofollow link là yêu cầu Bot Google không được phép theo dõi một liên kết cụ thể nào đó. Và nếu muốn trang Web của mình không lập chỉ mục thì hãy để Noindex chứ không phải Nofollow nhé.

Cách kiểm tra rel nofollow
Một số cách kiểm tra xem nó có phải nofollow link không thì bạn hãy cùng xem nhé
Chọn bất kỳ một bài blog nào sau đó click chuột phải và chọn “View page soure”.
Tiếp đến nhìn các dòng HTML của trang để tìm đường link
Nếu bạn thấy được thuộc tính rel=”Nofollow” thì đường link đó sẽ không được theo dõi và nếu dofollow thì là được theo dõi.
Ngoài ra bạn cũng có cách khác là sử dụng Strike Out Nofollow Links trong cửa hàng của Google. Công cụ này rất tiện lợi vì nó sẽ tự động gạch ngang qua những link nofollow của trang Web.
sử dụng Strike Out Nofollow LinksDưới đây là ví dụ để bạn thấy được

Lý do tại sao Search Engines tạo ra Nofollow Tag
Mục đích bạn đầu của Google tạo ra Nofollow link hay thẻ rel nofollow nhằm chống lại các bình luận spam trong blog. Bởi Blogs thì càng ngày càng nổi tiếng nên các bình luận spam cũng ngày càng tăng. Cụ thể là các spammers còn để lại đường link trang Web của họ ở phần bình luận. Hậu quả là
- Các trang Web spam thì sẽ từ từ đượng tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm dẫn đến việc đẩy các Website chất lượng cao ra khỏi kết quả Google.
- Cách làm này hoạt động rất tốt nên những bình luận spam trên các trang blog ngày càng tăng và vượt khỏi tầm kiểm soát.
Thấy vậy nên vào năm 2005 Google đã lập tức phát triển ra những nofollow tag và đưa nó vào các thuật toán của mình.
Các liên kết nên để Nofollow
Nội dung dung không tin cậy
Là những nội dung hầu như bạn không thể kiểm soát được hay không phải bạn là người tạo ra:
- Các bình luận trên blog của bạn
- Các diễn đàn có trỏ link về Website của bạn.
Các trường hơp trên có xảy ra thì bạn hãy để nofollow link nhằm đảm bảo không bị ảnh hưởng đến thứ hạng trang Web của bạn.
Các liên kết trả phí
Những liên kết trả phí là những liên kết quảng cáo được đặt trên trang Web của bạn như:
- Quảng cáo Google Adsense
- Affiliate links
Lưu ý: Google sẽ phạt Website nếu như bạn không để rel Nofollow vào các liên kết trả phí này.
Ưu tiên thu nhập dữ liệu của Bot Google
Đối với trường hợp này nếu bạn muốn con Bot Google thu nhập dữ liệu nhanh hơn thì nên để link Nofollow. Mình sẽ nói ví dụ cho bạn dễ hình dung: Nếu Website của bạn có 100 bài viết, có 40 bài viết không quan trọng đối với Google và 60 bài còn lại đều quan trọng và bạn muốn con Bot Google thu thập dữ liệu 60 bài này. Bằng cách thêm thẻ rel=”nofollow” vào các Internal link của 40 bài viết kia. Điều này sẽ giúp Bot Google dễ dàng thu thập được dữ liệu của 60 bài viết quan trọng góp phần Google đánh giá và xếp hạng trang Web bạn nhanh hơn.
Hạn chế những hình phạt của Google
Đây có thể xem như là lý do quan trọng nhất bạn nên để Nofollow link nhằm mục đích tránh những hình phạt của Google. Bạn sẽ bị Google phạt nếu không sử dụng thẻ rel=”nofollow” đối với các trường hợp sau:
- Các link trả phí
- Các link nghi phấn, bạn bị bắt buộc để external link đến các trang Web không có uy tín và các trang này sẽ làm tụt thứ hạng của bạn. Tốt hơn hết là nên để rel=”nofollow”
- Các bài thông cáo báo chí
Sử dụng Nofollow link thì không có gì phức tạp tuy nhiên bạn nên biể sử dụng nó để tối ưu cho Website của bạn

Công dụng của Nofollow link
Khi đã xem qua các phần trên thì chắc hẳn bạn đang có suy nghĩ thì Nofollow link này sẽ mang lại lợi ích gì khi làm SEO” Tuy nhiên thì nó vẫn có một số lợi ích dưới đây bạn có thể tham khảo:
-
- Nofollow link có thể ảnh hưởng trực tiếp đến SEO bên cạnh đó nó còn giúp Website của bạn tăng trưởng cao trên Google.
- Link Nofollow còn giúp tăng lượng traffic khổng lồ kèm với đó là miễn phí. Chẳng hạn khi bạn viết một bài có nội dung chất lượng và sau đó đem chia sẽ cho các group
- Ngoài ra nofollow link này còn có thể ngang được với dofollow link. Các trang Web lớn như Youtube hay Facebook đều để Nofollw đối với những outbound link của họ.
Lưu ý: Link Nofollow cũng được xem như là một phần của danh sách các link tự nhiên.
Hướng dẫn đặt rel Nofollow
Để chèn được Nofollow link thì bạn hãy làm các bước dưới đây:
Có một bài viết
Chèn link vào như bạn vẫn làm hàng ngày. Bằng cách là highlight đoạn mà bạn muốn chèn sau đó nhấp vào biểu tượng liên kết ở thanh nhập dữ liệu.
Sau đó đổi sang HTML bằng cách nhấp vào chữ Text ở phía trên gốc phải.
Tìm liên kết mà bạn muốn đặt link trong HTML
Cuối cùng thì hãy thêm thẻ rel=”nofollow” vào trong thẻ <a>.
Khi làm đến bước cuối là bạn đã có một link Nofollo hoàn chỉnh rồi đấy.
Tổng kết
Khi xem hết bài viết này thì bạn cũng hiểu rõ hơn về Nofollow link là gì. Và từ đó biết cách đặt Nofollow để tối ưu trang Web của bạn hơn.