Lưu ý: Hỗ trợ giảm học phí cho học viên cũ khoá SEO lên đến 50%. Liên hệ đội ngũ hỗ trợ ngay!

Internal link là gì

Internal link là gì? Hướng dẫn tối ưu hoá link nội bộ cho SEO

Đối với người mới làm SEO hoặc làm SEO trước đây thì Internal link là một cái gì đó xa lạ bởi vì họ thường đánh giá thấp hoặc thậm chí không thèm để ý tới sự có mặt của Internal link vì chúng dễ thực hiện nhưng đem lại sự chuyển đổi thấp cho nên họ chỉ quan tâm tới backlink.

Còn bây giờ thì sao Internal link sẽ không còn bị đánh giá thấp nữa nếu biết làm liên kết nội bộ đúng cách thì chúng sẽ đem lại một sự khác biệt to lớn khiến bạn sẽ bất ngờ. Vậy hãy để leominh.com chia sẽ cho bạn cách làm Internal link đúng để có thể lên top google bền vững bằng việc sử dụng liên kết nội bộ. Ơ mà trước khi bắt đầu thì hãy tìm hiểu xem Internal link là gì nhé!!!

Internal link là gì?

Internal link hay còn gọi là liên kết nội bộ. Là sự liên kết từ trang này sang trang khác trong cùng một website hoặc domain. Internal link được sử dụng nhiều trong điều hướng và chia sẽ liên kết điều đó giúp cho website của bạn cải thiện thứ hạng và dễ dàng lên top. Và điều hướng từ Website, Menu cũng được coi là Internal link. Đa số liên kết nội bộ chỉ tập trung nhiều vào liên kết nội dung cụ thể là bài viết trong website.

Internal link là gì
Internal link là gì

Phân biệt Internal link và External link

Trước khi phân biệt hãy tìm hiểu xem External link là gì? External link là ngược lại với Internal link gọi là liên kết ngoài. Trong External link bao gồm 2 loại Inbound link Outbound link

  •  Inbound link: Còn được hiểu là Backlink là các trang web khác sẽ trỏ về trang web của bạn.
  • Outbound link: Ngược lại với inbound link là từ trang web bạn sẽ trỏ đến một trang web khác.

Vậy nói một cách dễ hiểu nếu đứng ở góc nhìn chủ website thì External link là link từ web mình trỏ ra ngoài.

Lưu ý: Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được Outbound link và Internal link mà không thể kiểm soát được Inbound link trừ khi bạn có 1 vệ tinh bảo vệ cực khủng.

Sự khác nhau của Internal link và External link là liên kết nội bộ thì chỉ ở trong website của mình còn liên kết ngoài sẽ trỏ ra ngoài website khác hoặc ngược lại.

Internal link là gì
Phân biệt Internal link và External link

Có bao nhiêu loại Internal link

Hiện tại thì chỉ có 2 loại Internal link là Navigational Internal Link (điều hướng) Contextual Internalink (theo ngữ cảnh).

  • Navigational Internal Link: Đây là loại liên kết được tạo nên với mục đính chính để điều hướng người dùng. Khi họ vào website của bạn họ sẽ dễ dàng tìm thấy những gì họ muốn. Thông thường các website hay doanh nghiệp sẽ để thông tin mà khách hàng có nhu cầu ngay trang chính của website cụ thể là Menu hay chân trang web hoặc thanh một bên. Việc đặt ở vị trí đơn giản dễ thấy như vậy sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng lên và làm cho website của bạn trở nên trơn tru, mượt mà hơn.
  • Contextual Internalink: Đây được gọi là liên kết theo ngữ cảnh với mục đích là muốn người dùng ấn vào những liên kết được gắn vào nội dung chính bài viết. Những liên kết có ở trong nội dung bài viết thường được trỏ đến các trang khác trong cùng website với nội dung liên quan. Để gây ấn tượng với người dùng về Contextual Internalink thì chúng tao nên tạo điểm nhấn bằng cách tô màu hoặc tô đậm. Đó còn gọi là điểm tập trung để người dùng có thể ý đến.

Vì sao cần có Internal link trong website

Sau khi biết và hiểu được Internal link là gì? Việc thực hiện liên kết nội bộ cũng không tốn quá nhiều thời gian cho bạn. Thì bạn cũng 1 phần hiểu ra rằng vì sao cần có Internal link trong website. Tuy nhiên, nếu bạn còn băn khoăn hoặc chưa hiểu Internal link là gì và tại sao cần có trong website thì hãy đọc tiếp về 3 lợi ích lớn nhất mà tôi sắp giới thiệu ở phía dưới nhé.

Thứ nhất: Là để chuyến sự uy tín (authority) từ trang này sang trang khác trong cùng 1 website.

Thứ hai: Điều hướng khách hàng click vào các trang có giá trị cao và chuyển đổi cao.

Thứ ba: Thúc đẩy khách hàng sẽ bấm vào các hành động phản hồi theo những lời kêu gọi hành động (call to action).

Đây chính là ba thứ quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng hãy cùng đào sâu vào 3 lợi ích cực to lớn này nhé.

internal link là gì
vì sao cần có internal link trong website

1. Internal link chuyển sự uy tín, có ảnh hưởng đến thứ hạng của SEO

Theo nguyên tắc cơ bản, sự uy tín có được nhờ sự liên kết từ web này sang web khác. VD: Khi một trang C liên kết tới trang D thì chỉ cần C có được sự tín nhiệm thì trang D cũng từ đó mà ăn ké sức mạnh theo trang C. Đó là lý do chính cho việc liên kết nội bộ nên cần thực hiện trong SEO mặc dù bị đánh giá thấp.Tuy nhiên liên kết nội bộ chỉ chuyển uy tín chứ không làm tăng uy tín như Backlink nhưng bù lại rất dễ làm và không mất nhiều chi phí như Backlink.

Đây là cách để đạt giá trị SEO cao nhất từ Internal link:

  • Hãy chọn trang có được sự tín nhiệm và uy tín cao nhất cụ thể là trang chủ của website. Hãy thực hiện liên kết từ trang chủ sang các trang khác lúc đó sẽ có nhiều uy tín nhất và giá trị SEO tăng cao.
  • Một số trang sẽ nhận được uy tín và tín nhiệm cao hơn các trang còn lại. Vì đây là trang đã được xếp hạng nhưng không cao có thể nằm ở trang 2 của Google trong kết quả tìm kiếm. Do đó nên cần một chút uy tín từ các trang khác để có thể lên top cao hơn. Bạn có thể kiểm tra sức mạnh của trang bằng việc sử dụng Ahrefs.

2.Liên kết điều hướng khách hàng click vào các trang có giá trị cao và chuyển đổi cao.

Có nghĩa là bạn sỡ hữu một vài trang có nhiều lượng traffic nhờ vào nội dung hay thu hút nhiều người tiêu dùng hoặc những bài viết này đa phần có thứ hạng cao nhờ vào backlink hoặc quảng cáo Google Ads. Và một số trang thì thúc đẩy khách hàng đưa ra hành động có tỷ lệ chuyển đổi cao và bạn sẽ liên kết 2 trang này với nhau. Mình sẽ đưa ra ví dụ cho bạn dễ hiểu.

VD Bạn đang đọc bài viết Internal link là gì và thấy nó hay hấp dẫn và muốn tìm hiểu thêm về SEO hoặc chưa hiểu rõ muốn xem thêm. Vậy nếu tôi liên kết bài viết này đến trang SEO foundation thì rất có thể bạn sẽ click vào tìm hiểu hoặc có khả năng đăng kí luôn khoá học bởi vì bạn đã có nhu cầu về vấn đề này.

Lưu ý: Bạn có thể liên kết những trang có nhiều lượt truy cập tới những trang cần SEO hoặc những bài mới viết như thế sẽ giúp có thêm nhiều traffic và tăng thứ hạng cao hơn.

Cách xem trang có nhiều traffic cực dễ dàng bạn search Google Search Console. Sau đó vào phần hiệu suất, đặt phạm vi về ngày và trong vòng 3 tháng sẽ hiện ra trang có tỷ lệ nhấp chuột cao nhất đây chính là trang có nhiều traffic nhất.

3. Liên kết nội bộ kêu gọi khách hàng hành động

Khi đã thu hút được nhiều khách hàng truy cập rồi hãy biến Internal link trở thành công cụ nhắc nhở người tiêu dùng thực hiện các tương tác như: Gọi điện, nhắn tin hay là để lại email. Khi đó sẽ đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Tối ưu website với Internal link

Việc xây dựng Internal link đã dễ dàng mà còn giúp tối ưu website cho bot google vào và index nhanh hơn. Vậy không có lý do nào có thể bỏ qua việc tối ưu này được hãy cùng tôi tìm hiểu các bước để tối ưu website bằng Internal link.

Bước 1: Xác định trang Pillar để tối ưu lên top

Công việc đầu tiên mà bạn nên làm đó chính là xác định hoặc phân loại những trang Pillar cần được tối ưu để lên top. Vì là trang chính nên thường phải nhắm đến từ khoá rộng và có lượng volume cao và xác định chủ đề  từ khoá để lên kế hoạch cho các bước tiếp theo.

Bước 2: Liệt kê những trang Pillar và từ khoá cần xây dựng Internal link

Hãy chọn 1 chủ đề chính mà website bạn đang làm sau đó xây dựng Pillar page dựa trên chủ đề đó. Và dưới Pillar này sẽ là các Topic Cluster đi sâu hơn về chủ đề đó. Các Topic Cluster cần một liên kết nội bộ để trỏ về trang Pillar chính nhằm muốn nói đây là trang quan trọng và có thẩm quyền cao nhất.

Bước 3 Chọn Anchor Text có liên quan và phù hợp với nội dung của trang cần trỏ link

Nếu Anchor Text liên quan đến keyword chính thì có ảnh hưởng gì đến SEO không? Tất nhiên điều đó sẽ không có ảnh hưởng gì đến kết quả SEO ngoại trừ việc chúng ta trỏ ra một trang web khác còn liên kết nội bộ thì không sao nhé.

Chú ý khi chọn Anchor Text:

  • Đa dạng hoá:Nếu như bạn chỉ dùng 1 Anchor Text thì cũng không thành vấn đề gì. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn nhiều Anchor Text hơn để khách hàng đọc bài viết bạn sẽ thấy tự nhiên nhất và không bị rập khuôn.
  • Độ dài: Nên lựa chọn những biến thể dài của từ khoá chính sẽ giúp bạn có lợi thế hơn và làm tăng thứ hạng trang mục tiêu của bạn.Tuy nhiên, phải đảm bảo phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng.
  • Sự liên quan: Không được buộc một liên kết nội bộ Anchor Text khớp chính xác vào một phần nội dung. Hãy sử dụng chúng một cách tự nhiên nhất mà không mất đi sự liên quan.

Bước 4 Xác định quyền hạn trên trang web

Nếu một trang web có nhiều backlink trỏ về thì là trang có thẩm quyền cao nhất.Bạn nên phân phối đi các trang yếu hơn bằng việc liên kết nội bộ.

Bước 5: Dùng Internal link tăng thứ hạng cho các trang muốn làm SEO

Bạn muốn cải thiện các trang đang làm SEO thì bạn nên dẫn link từ trang có thẩm quyền cao nhất về trang mục tiêu, tuy nhiên nếu nội dung trang web không liên quan thì bạn không nên liên kết chúng lại với nhau.

Bước 6: Dùng Internal link tối ưu hoá nội dung mới cho website

Trong trường hợp mà website của bạn chưa có nhiều liên kết hãy tham khảo các trang web có thẩm quyền cao từ đó xác định cơ hội tạo liên kết có liên quan để có lợi cho việc tối ưu SEO.

Bạn có thể tìm kiếm trên Google với các từ khóa trong phần nội dung mới của bạn để tìm các trang liên quan và liên kết đến website của bạn. Tốt nhất nên có ít nhất từ hai cho đến ba liên kết nội bộ cho mỗi trang mới và chúng phải bắt nguồn từ những trang có thẩm quyền cao.

Các tiêu chí cốt lõi để tối ưu Internal link cho website

Số lượng Internal link trỏ tới website:

Để muốn đạt Internal link ở hiệu quả cao bạn nên biết một số nguyên tắc đi link này:

  • Tất cả liên kết nội bộ bắt buộc phải trỏ về trang chủ.
  • Các Internal link phải trỏ về được category chứa nó và category khác.
  • Các liên kết nội bộ phải trỏ về được bài viết trước và sau nó.
  • Những Internal link phải trỏ về chính trang của nó.

Đặt Internal link ngay những trang có nhiều backlink tốt.

Bạn nên đặt link ở những trang có nhiều backlink chất lượng trỏ về bởi vì website của bạn nhận được nhiều sức mạnh, uy tín từ các trang trỏ về đó. Thì như vậy bạn sẽ được Google đánh giá cao hơn những website khác và dễ dàng lên top hơn.

Cách kiểm tra các Internal link của website

Hướng dẫn kiểm tra liên kết nội bộ

Nếu muốn có một chiến lược xây dựng liên kết link nội bộ thì đầu tiên ta phải biết hiện trang website của bạn như thế nào? Để có thể đánh giá hiện trạng website thì trước hết ta sẽ vào công cụ SEMrush và nhập domain website của bạn vào. SEMrush sẽ hiển thị báo cáo và cho bạn biết Internal link nào của bạn đang có trên website.

Bảng báo cáo đó sẽ cho bạn biết 5 loại thông tin chính sau:

  • Độ sâu thu thập dữ liệu của trang
  • Các liên kết nội bộ
  • Phân phối liên kết nội bộ
  • Các vấn đề liên kết nội bộ
  • Các trang vượt qua hầu hết Link rank nội bộ

Thông qua báo cáo này của SEMrush đã cho bạn cái nhìn toàn diện nhất. Từ đó bạn sẽ lên một kế hoạch và xây dựng một chiến lược cụ thể Internal link cho website của mình.

Một số vấn đề thường gặp với Internal link

Không những cho bạn thông tin quan trọng mà SEMrush còn chỉ ra cho bạn một số vấn đề mà website của bạn đang mắc phải với liên kết nội bộ.

1.Liên kết hỏng 

  • Vấn đề mắc phải: Lỗi hiện thị 404 lỗi này hay xuất hiện khi liên kết nội bộ bị hỏng. Hậu quả là khiến cho người dùng và công cụ tìm kiếm dẫn đến trang web không tồn tại.
  • Khắc phục: Cách hiệu quả nhất là xoá hoặc thay thế bằng 1 liên kết khác.

2.Liên kết không thể thu thập thông tin:

  • Vấn đề mắc phải: Lỗi này xảy ra khi URL không chính xác khiến link bị hỏng nguyên nhân là do URL chứa các ký tự không cần thiết.
  • Khắc phục: Bạn hãy khắc phục sự cố bằng cách định dạng lại những liên kết bị lỗi.

3.Có quá nhiều Internal link trên trang

  • Vấn đề gặp phải: Nguyên nhân là do có quá nhiều liên kết nội bộ trên trang. Thực tế thì chưa có quy định cụ thể nào Internal link trên trang cả tuy nhiên nếu chứa quá nhiều Internal link sẽ làm website bị quá tải dẫn đến chất lượng và thứ hạng của bạn.
  • Khắc phục: Hãy kiểm tra website và thấy trang nào có hơn 3000 liên kết thì nên xoá bớt.

4.Thuộc tính Nofollow trong Internalink:

  • Vấn đề gặp phải: Thuộc tính Nofollow trong các liên kết sẽ gây ra hạn chế luồng Google chảy qua website của bạn.
  • Khắc phục: Xoá toàn bộ liên kết Nofollow ra khỏi liên kết nội bộ có gắn cờ để cải thiện tình trạng này.

5.Chuyển hướng hoàn toàn (Chuyển hướng 301)

  • Vấn đề gặp phải: Quá trình chuyển hướng 301 có thể làm giảm ngân sách thu nhập của bạn.
  • Khắc phục: Loại bỏ chuyển hướng và cập nhật liên kết nội bộ để gửi người dùng và công cụ tìm kiếm trực tiếp trên trang đích.

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Internal link là gì? Cũng như giúp bạn hiểu sâu hơn về Internal link và hy vọng bạn sẽ biết cách tối ưu hoá liên kết nội bộ qua bài viết này. Và bạn hãy thực hành bằng cách tự đặt Internal link trong website của mình đi nha. Nhưng mà trước khi đặt link ban cần xem qua cách viết bài content chuẩn seo từ a-z cho người không chuyên  mà leominh.com cung cấp để có thể đặt link Internal được tối ưu nhất.

Đánh giá của bạn:
5/5

Trả lời